RAO GIẢNG
Ngày nay, rao giảng
vừa có nghĩa là loan báo biến cố cứu độ, vừa có nghĩa là khuyến dụ (parakalein) hay giảng dạy (didaskein).
Thế nhưng, trong Tân
Ước các động từ kêryssein và euangelizesthai thu hẹp việc rao giảng
vào trong việc công bố long trọng (kêrygma)
một sự kiện: Đức Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên việc thu hẹp này
không giảm thiểu ý nghĩa việc rao giảng theo một nghĩa rộng vì nó cho chúng ta
biết nguồn gốc nuôi dưỡng mọi giáo huấn và khuyết dụ: đó chính là sứ điệp Phục
Sinh. Việc công bố này bắt nguồn từ Cựu Ước. Lúc đó người nào rao giảng Lời Chúa
chính là ngôn sứ: được Thánh Thần Thiên Chúa thúc đẩy, ông loan báo cho mọi
người đương thời sự phán xét của Thiên Chúa. Lời của ông là Lời Thiên Chúa. Trong
Tân Ước, lời của những người rao giảng cũng vẫn là Lời của Thiên Chúa, nhưng từ
khi Lời này nhập thể trong Đức Giêsu thì chính Đức Kitô sẽ phán xét lời và đời
sống của họ.
RAKHEN
Con gái của La-Ban, I-sa-ác
sợ Gia-cóp con mình lấy vợ người Canaan, nên mới gửi con mình đến sống và làm
việc cho La-ban, anh rể của mình. Gia-cóp yêu Ra-khen nên bằng lòng làm việc
cho bác 7 năm để cưới nàng. Tuy nhiên khi mãn hạn, La-ban lại đánh lừa cậu, buộc
phải cưới Lê-a, con gái lớn của ông, chị Ra-khen (St 29,16). Gia-cóp phải làm
việc 7 năm nữa, “đối với cậu như chỉ vài
ngày, vì cậu chỉ yêu cô”(st 29,20). Cuối cùng Gia-cóp lấy Ra-khen và yêu
Ra-khen hơn Lê-a (St 29, 30). Trong số các con, Gia-cóp thương Giu-se và Ben-gia-min
nhất. Cả hai đều do Ra-khen sinh ra (St 30,24). Rakhen qua đời khi sinh Ben-gia-min
(St 35,18). “Ông
Gia-cóp dựng một bia đá trên mộ bà, đó là bia mộ bà Ra-khen, vẫn còn cho đến
ngày nay” (St 35,20).
RÊBÊCA
Con gái của Bơthuen
và là em gái của La-ban. Áp-ra-ham không muốn I-sa-ác con mình lấy vợ người
ca-na-an, nên sai một nô bậc thân tín tới vùng đất vùng họ hàng của ông để tìm
cho I-sa-ác người vợ xứng đáng. Sau khi cầu nguyện và được Đức Chúa hướng dẫn
đúng là thiếu nữ hội đủ những đặc điểm mà Đức Chúa đã cho biết. Gia đình Rê-bê-ca
rất vui khi thấy con gái mình được chọn; còn Rê-bê-ca vui vẻ đi theo người nô
bộc và đã kết hôn với I-sa-ac (St 24). Bà sinh đươc hai con trai là Ê-xau và
Gia-cóp (St 25,24-28) bà thương Gia-cóp hơn. Khi I-sa-ác về già và loà mắt muốn
chúc lành cho Ê-xau (đồng thời ban quyền thừa kế), Rê-bê-ca và Gia-cóp đã âm
mưu đánh lừa Isa-ác để ông chúc lành cho con trai cưng của bà (St 27). Rồi để
ngăn cản Ê-xau giết em, Rê-bê-ca đã thuyết phục Isa-ác gửi Gia-cóp đến sống với
anh của bà (St 28,1-5). Kế hoạch này đã dọn đường cho Gia-cóp kết hôn với Lê-a
và Ra-khen, con gái của Laban (St 29). Rê-bê-ca và I-sa-ac được chôn cất ở Ca-na-an
trên cùng mảnh đất đã chôn Áp-ra-ham và Sara (St 49,29-31).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét