Trang

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

TỪ VỰNG THÁNH KINH - VẦN L


LÒNG DẠ

Theo nghĩa thể lý, thứ nhất, lòng dạ diễn tả sức lực thể lý (1V 12,10) bởi vì sức lực con người đều tập trung ở chỗ thắt lưng. Chẳng hạn, khi du lịch hoặc khi giao chiến, người ta buộc ở thắt lưng: áo dài, quần áo và bao bị (St 37,34), khố (1V 20,31; Mt 3,4) hay khí giới (2Sm 20,8). Thứ hai, lòng dạ nói đến bộ phận bên trong, người ta cảm thấy được. Chẳng hạn, ruột gan, “Trước cảnh tượng đó, ông Mát-tít-gia bừng lửa nhiệt thành, ruột gan ông sôi sục, lòng đạo đức khiến ông nổi giận đùng đùng: ông nhào tới hạ sát hắn ngay tại bàn thờ” (1Mcb 2,24); mậtTên nhọn của Người vây bủa lấy tôi, đâm thẳng vào lưng, không mảy may thương hại, khiến cho mật tôi đổ tràn ra đất” (G 16,13); tạng phủTạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con” (T 139,13), và trái timNhưng, lạy ĐỨC CHÚA các đạo binh, Ngài công minh khi xét xử, Ngài thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật là đích đáng, vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài” (Gr 11,20).

Theo nghĩa tinh thần, trước hết, lòng dạ nói về những ý định hay những đam mê thầm thầm kín bên trong con người. Chẳng hạn, nhưng giận hờn cay đắng hay nỗi đớn đau Khi lòng con ngậm hờn cay đắng và nỗi đớn đau thấu tận ruột gan” (Tv 73,21), niềm vui “Môi miệng con nói những lời chính trực thì tâm hồn thầy sẽ mừng rỡ hân hoan” (Cn 23, 16). Thứ đến, lòng dạ nói đến lương tâm của con người, “Còn thần ngoại xứ này, những thần linh xưa con sùng mộ, vẫn gia tăng tàn phá, và thiên hạ tới tấp chạy theo. Máu tế thần, con quyết chẳng dâng, tên của thần, môi con không tụng niệm! Lạy CHÚA, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ. Phần tuyệt hảo may mắn đã về con, vâng, gia nghiệp ấy làm con thoả mãn. Con chúc tụng CHÚA hằng thương chỉ dạy, ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con. Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ. Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn” (Tv 16,3-9). Cuối cùng, lòng dạ còn nói đến lý trí và lý chí của con người, “Ông Bơ-xan-ên, ông O-ho-li-áp và mọi người lòng trí khôn ngoan mà ĐỨC CHÚA đã ban cho được khéo tay và giỏi giang, để biết chu toàn mọi việc phục vụ nơi thánh, những người ấy sẽ làm theo tất cả những gì ĐỨC CHÚA đã truyền” (Xh 36,1). Hay “Anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện” (1Pr 1,13).

Tóm lại, Thánh Kinh mỗi khi nói đến lòng dạ không chỉ nói đến lục phủ ngũ tạng mà nói đến nguồn mạch của tình cảm, tri thức và ý chí của con người. Cho nên, lòng dạ diễn tả hết con người và đời sống của con người nữa.  


LƯƠNG TÂM
          "Lương tâm là sự phán đoán của lý trí; nhờ đó, nhân vị nhận thức được phẩm chất luân lý của một hành vi cụ thể mình sắp làm, đang làm hay đã làm. Con người, trong mọi điều mình nói hoặc làm, buộc phải trung thành theo điều mình biết là chính đáng và trung thực. Con người, nhờ phán đoán của lương tâm, mình cảm thấy và nhận biết những quy định của Lề luật thần linh. Lương tâm là một lề luật của tinh thần chúng ta, nhưng lại vượt quá tinh thần chúng ta, nó đưa ra cho chúng ta những qui định, nó nói lên trách nhiệm và bổn phận, sự sợ hãi và niềm hy vọng… Lương tâm là sứ giả của Đấng, trong trật tự tự nhiên cũng như trong trật tự ân sủng, nói với chúng ta sau một bức màn, dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta. Lương tâm là vị  đại diện thứ nhất trong các đại diện của Đức Ki-tô” (SGLHTCG, số 1778) 
“Lương tâm hiện diện trong trái tim của nhân vị, ra lệnh cho nó, vào đúng lúc, phải làm lành lánh dữ. Lương tâm cũng phán đoán các lựa chọn cụ thể là chuẩn y các lựa chọn tốt, phản đối những lựa chọn  xấu (x. Rm 1, 32 ). Lương tâm chứng nhận phẩm quyền về chân lý liên quan đến Đấng là sự thiện tối thượng, mà nhân vị cảm nhận được sự lôi kéo của Ngài và đn1 nhận các lệnh truyền của Ngài. Người khôn ngoan, khi lắng nghe lương tâm, có thể nghe Thiên Chúa nói” (SGLHTCG, số 1777).
Trong Thánh Kinh dùng tiếng riêng để chỉ lương tâm, syneidesis, tòa trong (Gs 10,20); lòng dạ. “Vua Đa-vít áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy” (2Sm 24,10). “Lạy Thiên Chúa công minh, Chúa dò thấu lòng dạ con người, xin làm cho bọn ác nhân hết đường tác hại và cho người công chính được vững vàng” (Tv 7,10).  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét