BÀI 2: CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN LÀ GÌ? (tt)
2. Định nghĩa “Cộng Đòan Giáo
Hội Cơ Bản”
Mặc
dù nhiều văn kiện đề cập đến tầm quan trọng của Cộng Đòan Giáo Hội
Cơ Bản, nhưng định nghĩa về Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản được tìm thấy
những nét chính trong Thông Điệp Sứ
Vụ Đấng Cứu Thế (1990) của thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. Thông
Điệp nêu ra những nét chính yếu sau:
“Ðây là những nhóm Kitô hữu, ở cấp độ gia
đình hay trong một môi trường thu hẹp tương tự nào đó, họp nhau lại để nguyện
cầu, đọc Thánh Kinh, học giáo lý và bàn luận về các vấn đề nhân bản cũng như
Giáo Hội với ý hướng dấn thân hoạt động chung. Những cộng đoàn này là dấu sinh
động trong Giáo Hội, là dụng cụ huấn luyện và truyền bá phúc âm hoá, cũng là
một khởi điểm vững vàng cho một tân xã hội được xây dựng trên một "nền văn
minh yêu thương"… Những cộng đoàn này phân nhỏ cộng đồng giáo xứ và làm
nên cộng đồng giáo xứ, một cộng đồng mà họ vẫn gắn bó… được thiết lập trên Chúa
Kitô và sống trong Người, ở chỗ lắng nghe lời Chúa, tập trung việc cầu nguyện
của mình vào Thánh Thể, sống hiệp thông với nhau bằng việc nên một lòng trí,
cũng như chia sẻ cho nhau tùy theo nhu cầu cần thiết của các phần tử (x. Acts
2:42-47)” (Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu
Thế, số 51).
Để tóm tắt về Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản dựa
vào những nét chính yếu được Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế đưa ra, Công Nghị của Giáo Hội
Philippines II năm 1992 (PCP II) đưa ra một định nghĩa
gọn gàng như sau:
“Cộng Đòan Giáo
Hội Cơ Bản là những cộng đồng nhỏ gồm các Kitô
hữu, thường là các gia đình gần
gũi tụ họp xung quanh lời của Chúa và Thánh Thể. Các cộng
đồng này kết hợp với mục tử của mình và được các giáo dân điều hành. Trong cộng
đoàn đó, các thành viên biết tên
nhau và chia sẻ với
nhau không chỉ Lời Chúa
và Bí Tích Thánh Thể, mà còn
cả mối quan tâm của họ về vật chất lẫn tinh thần. Họ ý thức mạnh mẽ về sự gắn
bó và trách nhiệm với nhau.”[1]
Như
vậy, Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản là cộng đoàn Ki-tô hữu có 4 đặc
điểm:
- một cộng đoàn nhỏ các môn đệ Chúa sống gần
với nhau, hiệp nhất và liên đới với nhau
- cùng nhau chia sẻ Lời Chúa và học hỏi giáo lý
(chức vị dân ngôn sứ)
- cùng tham dự thánh lễ (chức vị dân tư tế)
- cùng nhau chia sẻ vật chất cũng như tinh thần và
khuyến khích phục vụ (chức vị dân vương đế).
a.
Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản là cộng đoàn các môn đệ Chúa
Hình
ảnh Giáo Hội là cộng đoàn của các môn đệ được cụ thể nơi Cộng
Đòan Giáo Hội Cơ Bản. Nói cách khác, bản tính cộng đoàn của Giáo
Hội hiện tỏ nơi các Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản. Trong Cộng Đòan Giáo
Hội Cơ Bản, các Ki-tô hữu ý thức và sống ơn gọi tông đồ của mình
rõ ràng và năng động.
Là
cộng đoàn của các môn đệ Chúa, nghĩa là thành viên của Cộng Đòan
Giáo Hội Cơ Bản, các Ki-tô hữu sống tình hiệp nhất với Chúa và với
nhau, cùng đồng tâm nhất trí tin theo Chúa Ki-tô. Họ được nghe Lời
Chúa, chia sẻ và loan báo Lời Chúa cho nhau và cho người khác. Đích
thực Chúa Ki-tô là thầy dạy của Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản và họ
học từ Ngài để trở thành cộng đoàn ngôn sứ, cộng đoàn truyền giáo.
Cộng
Đòan Giáo Hội Cơ Bản còn là cộng đoàn siêng năng tham dự phụng vụ,
cùng nhau tham dự bí tích Thánh Thể và sẵn sàng cống hiến cuộc đời
mình như lễ tế minh chứng cộng đoàn này là cộng đoàn tư tế.
Đây
còn là cộng đoàn tham dự vào việc xây dựng Nước Thiên Chúa, một
vương quốc công chính, bình an và yêu thương, đặc biệt trong việc phục
vụ người nghèo. Cuộc sống của cộng đoàn minh chứng họ là cộng đoàn
phục vụ.
Tóm
lại, Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản là cộng đoàn của các môn đệ Chúa
Ki-tô và được tham dự vào sứ mạng của Ngài.
b.
Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản tham dự vào sứ mạng ngôn sứ của Chúa
Ki-tô
Qua
bí tích Rửa Tội, Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản được tham dự vào sứ
mạng ngôn sứ của Chúa Ki-tô. Họ là cộng đoàn ngôn sứ, vì được nghe
Lời Chúa, loan báo Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa, nghĩa là
cộng đoàn được Tin Mừng hóa, được thúc bách học và giảng dạy cùng
làm chứng cho Tin Mừng.
c.
Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản tham dự vào sứ mạng tư tế của Chúa
Ki-tô
Được
tham dự vào sứ mạng tư tế của Chúa Ki-tô qua bí tích Rửa Tội, Cộng
Đòan Giáo Hội Cơ Bản trở thành cộng đoàn tư tế. Cộng đoàn này trở
thành cộng đoàn phụng vụ và diễn tả sống động vai trò tư tế qua
việc tham dự đầy đủ và sống động các cử hành phụng vụ, trong kinh
nguyện và tạ ơn, trong việc hy sinh hằng ngày như một lễ tế, ngay cả
hy sinh mạng sống khi cần thiết như các thánh tử đạo.
d.
Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản tham dự vào sứ mạng làm vương đế của
Chúa Ki-tô
Chúa
Ki-tô làm vua để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Cũng vậy,
nhờ bí tích Rửa Tội, các thành viên Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản được
tham dự vào sứ mạng vương đế của Chúa Ki-tô, trở thành cộng đoàn
phục vụ. Họ nỗ lực làm cho Nước Thiên Chúa hiện tỏ giữa xã hội
bằng việc ra sức xây dựng một xã hội của tình thương, công lý và
bình an.
Tắt
một lời, Cộng Đòan Giáo Hội Cơ Bản là cách thế hiện diện mới của Giáo
Hội giữa thế giới hôm nay, một Giáo Hội được canh tân đúng nghĩa là
cộng đoàn các môn đệ Chúa, sống hiệp thông và tham dự vào các phận
vụ ngôn sứ, tư tế và phục vụ của Chúa Ki-tô.
[1] Amado L. Picardal,
CSsR, Building Basic Ecclesial
Communities (Davao City: Redemptoris Publications, 1999), 3-4.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét