Trang

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁC TU SĨ NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT

TU SĨ SỨ GIẢ ĐEM BÌNH AN 
VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA ĐẾN THA NHÂN
         Lm.Giuse Nguyễn Quốc Quang
Đi tu là bước theo Đức Giêsu, dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa, một cách chân thành và quyết liệt nhất vì có Chúa là có tất cả. Cho nên, người tu sĩ đã chấp nhận từ bỏ mọi sự để dấn thân theo tiếng gọi thương xót của Chúa và vui mừng bước cùng Thầy Giêsu trên khắp nẻo đường sứ mạng đem bình an và lòng thương xót đến cho tha nhân. Trên hành trình loan báo Tin Mừng thương xót này, “Người tu sĩ hãy trở nên “những chuyên viên hiệp thông”, “những kẻ làm chứng và kiến tạo bình an và lòng thương xót Chúa là chóp đỉnh của lịch sử loài người theo ý định của Thiên Chúa” (Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tất cả người tận hiến – kế thúc Năm Thánh Hiến 2-2-1016).

Qủa thế, khi tự nguyện khấn cùng Thiên Chúa trọn đời sống Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục, người tu sĩ đoan nguyện tín thác đời mình vào lòng thương xót Chúa: sống từng biến cố, hoàn cảnh và hoạt động của mình trong đời dâng hiến với một lòng cậy trông vào lòng thương xót và phần phúc mà Thiên Chúa hứa ban, “Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10, 29-30). Như thế, nếu yêu mến Chúa Giêsu hết tình hết mình, chúng ta sẽ cảm nghiệm lòng thương xót Chúa và nhận lấy bình an của Ngài, rồi người tu sĩ “tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cor 13, 4-7), để sẵn sàng ra đi đem bình an và lòng thương xót đến cho mọi người.
Khi bước theo Giêsu, người tu sĩ không còn hy vọng gì ở vương quốc trần gian, nhưng đặt niềm trông cậy vào Nước Trời vinh hiển. Thực vậy, chẳng ai có thể trao ban lòng thương xót và bình an vĩnh cửu ngoại trừ Thiên Chúa. Thế nên, thay vì trung thành phục vụ vua đời tạm, chúng ta bỏ mọi vinh hoa thế trần để một lòng phụng sự Vua Hằng Sống. Vua Hằng Sống mời gọi người tu sĩ hãy đi vào con đường nghèo khó, trong sạch, hiền lành, thương xót, chịu sỉ nhục, khinh chê và sống khiêm nhường để trổ sinh các nhân đức là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ (Gl 5, 22- 23) . Đó là con đường trọn lành, là đường lối khôn ngoan mà người tu sĩ hy vọng tiến bước cho đến hết cuộc đời bất chấp khó khăn và lao nhọc, chông gai và thách đố trong đời tu như thế những người thánh hiến hôm nay mới thật sự làm chứng về lòng thương xót của Thiên Chúa và mang lại hy vọng bình an cho tha nhân.

Lời Chúa: Lc 10,1-9
Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông."

Suy niệm
Trong sứ điệp ngày ngày Thế giới Truyền giáo 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ. Nhân loại rất cần nắm lấy ơn cứu độ do Đức Kitô đem đến”. Vâng, các môn đệ Chúa Giêsu xưa và chúng ta hôm nay là những người để cho mình được xâm chiếm bởi tình yêu thương xót của Chúa Giêsu và được đóng dấu bởi ngọn lửa say mê Nước Thiên Chúa và nhiệt tình đem Tin Mừng thương xót đến cho nhân loại. Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Chúng ta đừng để mình bị tước mất niềm vui của việc loan báo Tin Mừng! Tôi mời gọi anh chị em đắm mình vào niềm vui của Tin Mừng và nuôi dưỡng một tình yêu có thể thắp sáng ơn gọi và sứ mạng của anh chị em. Tôi kêu gọi anh chị em, như thể đang làm một cuộc hành hương nội tâm, hãy nhớ lại “mối tình đầu” mà Đức Giêsu Kitô đã dùng để sưởi ấm lòng anh chị em, không phải vì tiếc nuối quá khứ, nhưng để kiên trì trong niềm vui. Các môn đệ của Đức Kitô luôn luôn vui mừng khi cảm nhận sự hiện diện của Ngài, khi thi hành ý Ngài và chia sẻ đức tin, đức cậy và đức ái Phúc Âm của mình cho người khác” (số 5).
        Như vậy, rõ ràng rao giảng niềm vui Tin Mừng thươnc xót Chúa chính là đem Đức Kitô đến cho tha nhân. Mà Đức Kitô đây chính là sự bình an và lòng thương xót của Ngài, chứ không phải mang đôla, tiền bạc hay vàng đến tha nhân. Cụ thể, Tin Mừng Luca nói: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em” (Lc 10,3-6).

Bình an của Chúa Giêsu là bình an nào? Đó là Sự bình an của Chúa trong tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa, Ngài ban sức mạnh cho ta trong mọi biến cố, giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa và với tha nhân. Cho nên, bao lâu chúng ta còn sống trong tội lỗi, trong sự thù địch với Chúa và với tha nhân thì chúng ta còn băn khoăn, còn lo lắng, còn GATÔ (ghen ăn tức ở), còn mặc cảm, còn than trời trách đất, còn ghét nhau và ngay cả chính mình, thì bấy lâu chúng ta chưa có bình an. Cho nên, Chúa Giêsu nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Anh em đừng để cho tâm hồn mình bị xao xuyến” (Ga 14,27). Sự bình an của Chúa Giêsu chính là Con Người Chúa Giêsu và Thần Khí Người! Bình an này được lãnh nhận trong Phép Rửa, các Bí tích và nhất là lúc ta Rước Lễ. Vì vậy, khi cảm nghiệm được sự bình an của Chúa tâm hồn, cùng với Ngài, chúng ta thanh thản, vui mừng và hạnh phúc dù có gặp phải bị chèn ép, thua thiệt, đau khổ tinh thần hay thể xác trong đời sống cộng đoàn tu trì nhờ có Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người chúng ta, để thần trí, tâm hồn và thân xác chúng ta, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm (Ep 5,23). Vậy, Chúa Giêsu hoàng tử bình an và là chính sự bình an nội tâm mà Thiên Chúa tặng cho chúng ta từng giây từng phút trong đời sống chúng ta. Vì thế, chúng ta phải biết trân trọng đón lấy Chúa Giêsu và Lời của Ngài đồng thời nỗ lực cộng tác với Chúa để kiến tạo bình an cho chính bản thân mình và cho chị em sống chung cộng đoàn mình:
Trước hết là kiến tạo bình an cho mình. Khi cuộc sống mình đầy đủ, mạnh khỏe, thì ta hãy tạ ơn Chúa đồng thời trao ban bình an ấy cho người khác hưởng nhờ vì chưng Lời Chúa dạy: “Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5,1.8). Còn nếu gặp gian nan khố khó, thì tôi vẫn bình an và trung tín, cậy trông và tín thác vào lòng thương xót Chúa, đồng thời vui mừng và hãnh diện mang lấy đau khổ này vì đó là thập giá Chúa Giêsu vì chưng Lời Chúa dạy: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1Pr 1,6-7).
Thứ đến kiến tạo bình an cho cộng đoàn mình.
Tinh thần phụng vụ: Tình chị em nối kết nên một trong cộng đoàn phải được thể hiện qua giờ Phụng Vụ. Khi tất cả mọi người cùng tham dự phụng vụ với nhau là nói lên một lòng hướng về Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót và sống tình liên kết chặt chẽ với nhau, xây dựng bình an cho nhau để sống trong cùng một Thiên Chúa là lý tưởng duy nhất đời tu chúng ta. Vì vậy, trong buổi tiếp kiến những người tận hiến trong Năm Thánh lòng thương xót này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Anh chị em được kêu gọi công bố trước hết bằng cuộc sống rồi bằng lời nói thực tại của Thiên Chúa, nói về Thiên Chúa. Nếu đôi khi Chúa bị phủ nhân, hoặc bị gạt ra ngoài lề hay bị làm lơ không biết tới, chúng ta phải tự hỏi xem phải chăng chúng ta đã không làm cho khuôn mặt của Chúa được chiếu tỏa, và thay vì chỉ tỏ bộ mặt của chúng ta mà thôi. Khuôn mặt của Thiên Chúa là khuôn mặt của một Người Cha “đầy lòng thương xót, chậm giận và giàu tình thương (Tv 103,8). Để làm cho tha nhân biết Chúa, cần phải có quan hệ thân mật với Chúa, và điều này đòi chúng ta phải có khả năng thờ lạy Chúa, vun trồng tình bạn với Chúa ngày qua ngày, qua kinh nguyện, nhất là thờ lạy Chúa trong tinh lặng”.
Thương xót nhau: Sống thương xót nhau là một sự cần thiết để bổ túc cho đời sống cộng đoàn hoàn thiện trong sự duy nhất và chân thật. Không có đời sống bác ái nơi mỗi cá nhân là dấu chỉ cho thấy sự hung tàn đang hoành hành, và có thể làm tan rã cộng đoàn. Vì vậy, trong buổi tiếp kiến chung ngày 30-6 vừa qua, Đức thánh Cha Phanxicô: “Lòng thương xót không nói suông nhưng là sống. Lòng thương xót không phải là một khái niệm trừu tượng, và theo những lời của Thánh Giacôbê Tông Đồ có thể nói rằng lòng thương xót mà không có việc làm là lòng thương xót chết”. Do vậy, tình chị em trong cộng đoàn phải được thể hiện qua các dấu chỉ thương xót thực sự như Lời Chúa dạy: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14).
Đời sống phục vụ: Cộng đoàn hạnh phúc biết bao, chị em sung sướng biết dường nào khi mỗi người luôn ý thức trách nhiệm cao quý của mình là phục vụ cách vị tha và với tinh thần yêu mến Chúa, nhất là đối với chị em đau yếu. Cho nên, trong bài nói chuyện với những người thánh hiến ngày 2-2-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Những tu sĩ nào ra ngoài săn sóc những người nghèo túng đau khổ mà quên những người anh em, chị em già yếu, đang cần được săn sóc thăm viếng ngay trong cộng đoàn của mình là người xấu nhất. Ngài cũng nhắc nhở rằng đời thánh hiến không phải là một bậc sống làm cho chúng ta nhìn người khác với sự dửng dưng. Đời thánh hiến phải làm cho ta gần gũi tha nhân. Cho nên, theo Chúa Kitô có nghĩa là đi tới nơi mà Ngài đã đi; vác trên mình người bị thương chúng ta gặp bên vệ đường như người Samaritano nhân lành đã làm. Đi tìm kiếm con chiên lạc. Gần gũi như Chúa Giêsu gần gũi dân chúng, chia sẻ vui buồn và đau khổ cảu họ, tỏ cho họ khuôn mặt hiền phụ của Thiên Chúa và sự dịu dàng từ mẫu của Giáo Hội, qua tình thương của chúng ta. Mỗi người chúng ta được kêu gọi phục vụ anh chị em qua đoàn sủng của mình”.
Lắng nghe và chia sẻ cho nhau chân tình: Mỗi người phải luôn cầu xin Chúa để có được một trái tim biết lắng nghe những lời chia sẻ của chị em, hầu có thể chia sẻ gánh nặng của họ; bởi chính họ đang thấp thỏm lo âu, hay gánh nặng của họ đã khiến cho họ không còn đáng yêu nữa. Khi ta biết lắng nghe những chia sẻ của chị em ta, là ta đã giúp họ vượt ra khỏi mọi thử thách mà họ đang gánh chịu bấy lâu nay. Ta đã giúp họ trút bỏ được gánh nặng để họ cùng ta vững bước trên con đường trọn lành.
Tha thứ cho nhau: Trong đời sống cộng đoàn, nếu không có lòng bao dung tha thứ hiện diện nơi mỗi cá nhân, thì chắc chắn không thể xây dựng nên một cộng đoàn duy nhất trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Do đó, để tình chị em được gắn kết với nhau thì đòi hỏi mỗi cá nhân phải có một tấm lòng bao dung, luôn tha thứ, vì Đức Kitô dạy: “Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6, 37b). Vì vậy, trong Tông sắc Dung Nhan lòng thương xót, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Chúa Giê-su đã xác định rằng, Lòng Thương Xót không phải chỉ là một nét đặc trưng nơi hành động của Thiên Chúa. Nói cho đúng hơn, Lòng Thương Xót còn là tiêu chuẩn, mà nhờ đó người ta nhận ra những ai thực sự là con Thiên Chúa. Như vậy, chúng ta được kêu gọi để thực thi Lòng Thương Xót, bởi chính Lòng Thương Xót cũng đã được biểu lộ với chúng ta rồi. Sự tha thứ cho sự bất công đã mắc phải chính là một sự diễn tả rõ ràng nhất về Tình Yêu nhân hậu, và đối với các Ki-tô hữu chúng ta, nó trở thành một mệnh lệnh mà chúng ta không thể khước từ. Việc càng ngày càng phải tha thứ thật khó khăn biết chừng nào! Thế nhưng, sự tha thứ lại là một nhạc cụ được đặt vào trong đôi tay yếu đuối của chúng ta để chúng ta tìm thấy được sự bình an của tâm hồn. Việc để lại đàng sau chúng ta sự oán hận, cơn tức giận và sự báo thù chính là một điều kiện cần thiết đối với một cuộc sống hạnh phúc. Vì thế, chúng ta hãy đón nhận lời khuyên của Thánh Tông Đồ: “Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4, 26).
Thật lòng với nhau: Đứng trước thực trạng chung của thế giới ngày nay, Giáo hội mời gọi những ai theo đuổi ơn gọi tu trì cần phải nhận ra vai trò – vị thế – sứ mạng của mình để có thể bước vào đời – dấn thân làm chứng cho tình yêu dâng hiến và phục vụ Tin Mừng thương xót hiệu quả. Muốn trở thành một sứ giả của Tin Mừng thương xót thực sự, đòi hỏi người ấy phải trưởng thành trong ơn gọi của mình, nghĩa là “phải biết yêu mến sự thật, để biết trung thành, biết kính trọng mọi người, để có ý thức công bằng, để trung thực trong lời nói, để chân thành cảm thông, để trở thành những con người nhất quán, và đặc biệt là để có sự quân bình trong phán đoán và trong thái độ ứng xử” (PDV, số 43). Cho nên, gian dối, xảo trá là phá hoại đời sống tình chị em trong cộng đoàn. Do vậy, chị em sống đời cộng tu luôn luôn thật lòng với nhau và giúp nhau tiến bước.
Tôn trọng ý kiến của người khác: “Nhân vô thập toàn”, do đó, cần thiết phải coi trọng ý kiến của nhau, cho dù ý kiến đó không thật sự hoàn hảo. Khi tôn trọng ý kiến của chị em, là ta tôn trọng chính con người của họ và giúp họ vững vàng hơn trong lời nói sau đó của họ.
Tóm lại, để là sứ giả đem bình an và lòng thương xót của Chúa đến cho tha nhân và nhất là trong cộng đoàn mình, đòi hỏi mỗi cá nhân phải từ bỏ “cái tôi” của mình để xây dựng “cái chúng ta” duy nhất trong  Ba Ngôi Thiên Chúa, phải thể hiện tình chị em thương xót nhau thật lòng qua các dấu chỉ cụ thể như: yêu thương, phục vụ, nâng đỡ, tha thứ, thật lòng với nhau… Có như thế, ta mới thấy hạnh phúc khi sống đời cộng đoàn mà thốt lên như vịnh gia:“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, chị em được sống vui vầy bên nhau”. Đối với tha nhân, Ngay từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, từ khi được làm con Chúa, khi được gia nhập vào Giáo Hội, người Kitô hữu được trao cho một chiếc áo trắng đánh dấu một cuộc đời mới, đồng thời cũng được trao cho một cây nến sáng được thắp sáng từ cây nến Phục sinh, tượng trưng cho Đức Kitô Phục sinh và bình an và lòng thương xót của Ngài. Đức Kitô là ánh sáng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ai tiếp nhận ánh sáng và lòng thương xót Chúa Kitô thì cũng trở nên đèn sáng soi và thương xót người khác bằng chính cuộc sống của mình, tức là kiến tạo bình an và thương xót nhau như Chúa thương xót chúng ta. Nói cách khác, bản chất của người Kitô hữu là bình an, đèn sáng của lòng thương xót Chúa. Kitô hữu phải luôn là người được sai đi, sai đi thực hiện chương trình thương xót của Chúa đến từng người ở mọi nơi mọi thời, không phân biệt màu da, tiếng nói, tín ngưỡng, địa vị xã hội… Chương trình thương xót mà Chúa muốn mỗi sứ giả hôm nay đó là thương xót tha nhân: cho người đói ăn, cho người khát uống, cho người rách rới ăn mặc, mở dậy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo… Vì vậy, trong buổi tiếp kiến hơn 20 ngàn khác hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô tại Rôma ngày 22-6-2016 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Các người nghèo, người bị loại trừ và bệnh tật là thịt xác của Chúa Kitô. Có biết bao lần chúng ta găp gỡ một người nghèo đến gặp chúng ta! Chúng ta cũng có thể quảng đại, có thể cảm thương, nhưng không đụng tới tay họ. Chúng ta cho họ một đồng bạc, nhưng tránh đụng tới tay họ, chúng ta vứt đồng bạc ở đó. Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng sợ hãi đụng tới người nghèo và người bị loại trừ, bởi vì Ngài ở trong họ. Họ là anh em của chúng ta! Kitô hữu không loại trừ ai hết, nhưng cho họ chỗ và để cho tất cả mọi người đến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét