Thưa Cha, đọc câu chuyện tháp Babel
St 11, 1-32 kể liền sau bản kê danh sách các dân tộc và trước sổ bộ tiên tổ của
Abraham? Con chưa hiểu lắm về ý đồ của tác giả muốn nói gì? Xin Cha giải thích
cho?
Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện theo ba phương
diện:
Thứ nhất, ý
nghĩa câu chuyện theo văn bản: cũng
như khi mới được tạo thành, sau tai nạn hồng thuỷ, con người đã được lệnh Thiên
Chúa truyền cho tản cư trên toàn diện địa cầu (St 1,28 và 9,1). Nhưng một nhóm
người trong số miêu duệ ông Noê (có lẽ là con cháu ông Gióc-tan 10,29 ?) đã
không tuân lệnh Thiên Chúa. Những con người này muốn sống đoàn tụ trên một giải
đất và lập thành một đế quốc hùng mạnh. Để đạt tới mục đích đã dự định, họ cùng
nhau xây dựng một thành trì và một tháp cao vươn lên đến trời hầu cho danh
tiếng họ sẽ lưu truyền cho tới muôn thế hệ sau (St 11,1-4). Công việc của nhóm
người đó trái phản ý định của Thiên Chúa. Và Ngài đã ngăn cản không cho họ
thành công bằng cách làm cho họ không còn hiểu tiếng nói của nhau để họ phải bỏ
giở công việc xây dựng và tản cư đi khắp thiên hạ (11,5-9).
Thứ hai, xét
theo phương diện văn chương: Phần
đông các nhà phê bình cho rằng câu chuyện này đã được biên tập theo nguồn
truyền thuyết G (Gia-vít): vì trong chuyện Thiên Chúa được mệnh danh là Giavê.
Truyền thuyết này có đặc điểm dễ nhận thấy: nhân cách hoá Thiên Chúa. Nhưng có
nhiều học giả khác luận rằng câu chuyện này đã được biên tập bởi hai mẫu chuyện
chắp nối lại với nhau. Các ông căn cứ vào ít nhiều sự kiện gặp thấy hai lần
trong chuyện, thí dụ như Thiên Chúa hiện diện đến hai lần, một lần để quan sát
(c.5), một lần để làm lẫn lộn tiếng nói của những người đang xây thành (c.7).
Các ông lý luận rằng xây thành và tháp là hai việc khác nhau, nhằm hai mục đích
khác nhau: tức là lưu danh thiên cổ và tránh khỏi tản cư... Bởi đó, Thiên Chúa
cũng làm hai việc khác nhau, nghĩa là làm xáo trộn tiếng nói và làm cho người
ta phải tản mác đi các nơi.
Thứ ba, về
phương diện lịch sử: Nhiều học giả
ngoài Công Giáo luận rằng việc xây tháp Babel
là câu chuyện giả sử, người ta đặt ra để giải đáp ít nhiều vấn đề, chẳng hạn
như nguồn gốc các thứ ngôn ngữ khác nhau, nguồn gốc và danh hiệu thành Babilon,
tung tích một ngọn tháp ở Babilon... Bên Công Giáo, ngày nay người ta không còn
tin theo dư luận thời xưa cho rằng tất cả loài người đã mưu tính một công việc
ngạo mạn và đã bị Thiên Chúa trừng phạt, bắt giải tán. Nhưng khi giải thích câu
chuyện, các học giả Công Giáo vẫn không đồng ý kiến với nhau. Phần đông hơn các
học giả nghĩ rằng câu chuyện không nhằm
vào tất cả nhân loại, nhưng chỉ nhằm vào dân tộc dòng giống ông Sem, nghĩa là
miêu duệ ông Noê và ông cố tổ Gióc-tan (10,29-32). Họ toan việc xây thành,
dựng tháp, mưu lập một đế quốc để chung sống trên một giải đất. Và đều đó
nghịch với ý muốn của Thiên Chúa, Ngài lệnh cho họ tản cư trên toàn diện địa
cầu (9,1), bởi đó, Thiên Chúa đã can thiệp, khiến họ bỏ giở công việc và tản cư
đi nhiều nơi khác nhau. Thiên Chúa đã làm cho họ lẫn lộn tiếng nói một cách bất
ngờ, bằng phép lạ hay bằng căn cớ tự nhiên, khiến họ tản mạc đi, mỗi chi tộc ở
một địa phương rồi tiếng nói lần lần biến đổi đi. Có học giả cho rằng Thiên
Chúa làm lẫn lộn tiếng nói của họ như thế là một hình phạt. Nhưng có người lại
cho đó là một ơn lành của Thiên Chúa. Còn như việc Thiên Chúa làm cho tiếng nói
của những người đó lẫn lộn, có nhiều học giả luận rằng đó là việc làm cho họ bất
đồng tư tưởng thì đúng hơn: vì danh từ “Saphap” trong văn bản Do thái, có nghĩa
là môi miệng, là tiếng nói, nhưng cũng có nghĩa là tư tưởng.
Phần đa số các học giả Công Giáo công nhận tính cách
lịch sử của câu chuyện và luận rằng khi biên tập câu chuyện này tác giả Thánh Kinh dường như muốn nói đến
một trong nhiều tháp xây dựng ở miền Mêxopotam. Có người nghĩ rằng tác giả
đã nói đến tháp xây ở Borsippa cũ, ngày nay là Birs Nimrod ở về phía nam
Babilon chừng 12-15 cây số. Có người luận rằng tác giả muốn nói về Đền thờ của
Mạc Đức ở Babilon, tức đền ESAGLIA với tháp của đền đó là E-TEMEN-ANKI. Nhưng
nhiều người khác nghĩ rằng không thể biết chắc tác giả Thánh Kinh định nói về
tháp nào: vì người ta gặp thấy trong đất Mêxopotam có tới ba chục tháp hay là đền
cao ở nhiều chỗ khác nhau. Ở đây, nên chú ý một điều : tác giả Thánh Kinh đã kết thúc câu chuyện bằng cách kể ra nguồn gốc và
tên tuổi thành Babilon (11,9). Tác giả gọi Babilon là Babel, danh từ này bởi tiếng Do thái bll,
balal (pip.balebel, nghĩa là bị trộn lẫn, bị làm xáo trộn).
(Tham khảo, WILLIAM MACDONALD, Chú giải Thánh Kinh Cựu
Ước)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét