THÁNH THỂ DẤU CHỈ CỦA TÌNH YÊU
Lời
Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26
Trong
cuộc sống, khi yêu thương ai, chúng ta muốn được ở gần người đó mãi để hàn
huyên tâm sự, như ca dao có câu: “Yêu nhau chẳng ngại xa gần, mấy sông cũng lội,
mấy ngàn đèo cũng qua”, thế rồi sau khi hai người ở bên nhau, chàng muốn về thì
nàng mới van xin: “Đừng xa em đêm nay hãy nói
anh sẽ ở đây. Đừng để em một mình nơi chốn
này. Hãy ôm em trong tay cho em biết anh cần em và hãy nói anh vẫn yêu em”.
Chúa Giêsu đã yêu thương và cũng muốn gần và ở bên chúng ta mãi nên Ngài không
phải chỉ đi qua vài ba ngọn đồi, lội qua dăm bảy con suối để đến yêu thương chúng
ta và còn ở lại với chúng ta chứ không bỏ người mình yêu bơ vơ như chàng thanh
niên kia. Vâng, Chúa Giêsu đã đi con đường dài nhất, con đường từ vô biên đến hữu
hạn, con đường từ trời xuống đất, con đường từ một Thiên Chúa toàn năng đến một
kẻ nghèo hèn, để trở thành một Emmnuel, nghĩa là một Thiên Chúa ở cùng chúng
ta, không chỉ ba mươi ba năm mà thôi mà còn ở cùng chúng ta cho đến tận cùng thời
gian qua bí tích Thánh thể.
Thực
vậy, Bí tích Thánh Thể không phải là một hy tế mới và độc lập, thay thế hay bổ
túc cho hy tế thập giá, nhưng là hy tế đã đang diễn ra trên thập giá, cũng một
lễ vật, cũng một Đấng đã tự hiến đời mình thuở xưa trên thập giá. Trong Thánh lễ,
Chúa Giêsu đã trở nên bánh khi hiến mình làm lễ tế dâng lên Chúa Cha. Chúa Cha
đã chấp nhận lễ hy tế ấy bằng cách tôn vinh Chúa Giêsu và đưa vào trong vinh
quang của Ngài. Ngài nhận lễ vật mà Chúa Giêsu thay cho loài người dâng tiến, để
rồi ban lại cho loài người như của ăn thánh. Từ của ăn thánh ấy, loài người kín
múc sự sống để thông hiệp với Thiên Chúa… Và trong bữa tiệc ấy, Thiên Chúa hòa
niềm vui của Ngài với tiếng cười của nhân loại. Những ai đón nhận của ăn Bánh
thánh ấy sẽ được lôi kéo vào trong quỹ đạo của tình yêu Thiên Chúa và lưu lại
trong Ngài: Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì sẽ ở lại trong Ta và Ta ở trong kẻ
ấy. Người ăn uống Mình Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa từ đời này và mai này thuộc về
Ngài mãi mãi. Như thế, Thánh Thể là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa dành cho
con người qua muôn thế hệ.
Vì thế, trước hết, Bí Tích
Thánh thể là bí tích tình yêu cứu sống
chúng ta. Sách Xuất Hành kể rằng để cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập,
Chúa truyền cho người Do Thái giết một con chiên còn trong sạch, lấy máu bôi
lên cửa. Đêm hôm ấy, thiên thần Chúa đến trừng phạt người Ai Cập, hễ thấy nhà
nào có máu chiên bôi trên cửa sẽ vượt qua. Để tưởng niệm việc được cứu sống và
được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập này, hằng năm vào đúng ngày ấy, người Do
Thái giết chiên mừng lễ, và gọi là lễ Vượt Qua (cái chết). Con chiên bị giết gọi
là con chiên Vượt qua. Vậy, hôm nay trong Tin Mừng kể khi hiến mình đúng vào dịp
lễ Vượt Qua, Đức Giêsu trở thành Chiên Vượt Qua mới. Máu Người đổ ra cứu linh hồn
ta khỏi nô lệ tội lỗi và khỏi chết. Các thánh Giáo phụ cắt nghĩa rằng: Miệng ta
là cửa linh hồn. Người rước Mình Máu Thánh Chúa vào miệng cũng như bôi máu
chiên lên cửa nhà, sẽ được cứu sống và được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi. Vì
chưng, Chúa đã khẳng định: “Thật, tôi bảo
thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có
sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ
cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi
thật là của uống” (Ga 6,53-56). Vì vậy, khi cử hành bất cứ thánh lễ nào, Hội
Thánh mời gọi và mong muốn mọi tín hữu cần rước Mình Máu Thánh Chúa là vậy.
Thứ
hai, Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể để
khi chúng ta rước Mình Máu Thánh Ngài là chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa
và với nhau. Tại Việt Nam cũng như tại các nước Á Đông có tục “uống máu ăn
thề”. Khi muốn giao kết với nhau, mỗi người lấy một chút máu của mình hòa chung
vào một chén rượu. Sau đó mọi người chia nhau cạn chén. Việc uống máu ăn thề
nói lên sự đồng tâm nhất trí. Những người cùng uống chung chén rượu pha máu trở
nên như ruột thịt với nhau và sống chết với nhau. Đức Giêsu đổ máu ra để lập một
giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa. Máu Đức Giêsu giao hòa con người với
Thiên Chúa và con người với nhau. Máu giao ước đó làm cho con người trở thành
con cái Thiên Chúa và trở nên anh chị em
với nhau. Cho nên, bài đọc 2, thư Do Thái quả quyết rằng: “Nếu
máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ
nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch,
thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc
đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của
Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta
xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống”.
Cuối cùng, ăn thịt và uống Máu Chúa Giêsu giúp ta xa lánh tội trọng và tha tội nhẹ.
Thời cựu ước, khi dâng lễ đền tội, người ta cũng xả thịt một con vật dâng cho
Thiên Chúa. Thầy cả lấy máu con vật vảy lên tội nhân để ban ơn tha tội. Khi ta
rước Mình Máu Thánh Chúa, ta cũng được tha tội vì chưng Máu Chúa không vảy lên
thân xác, nhưng vảy vào linh hồn ta. Cho nên, Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy rằng
rước lễ được những ơn ích này: Một là được kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu
hơn, và củng cố sự hiệp nhất trong Nhiệm Thể Người. * Hai là xoá bỏ tội nhẹ và
giúp ta xa lánh tội trọng. * Ba là cảm mến và ước ao đạt tới hạnh phúc Thiên
Đàng.
Vì
vậy, có thể nói rằng không Bí Tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa
và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Cho nên, Thánh Phaolô dám khẳng định:
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl
2,20). Qủa vậy, từ việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ đưa chúng ta đến việc
hiệp nhất với anh chị em chugn quanh chúng ta. Cho nên, Ăn Thịt và uống Máu
Chúa Kitô là lãnh nhận một động lực mạnh mẽ nhất để dẹp bỏ và xua tan những mối
bất đồng, những mâu thuẫn sâu xa nhất để chỉ còn trở nên với Chúa Kitô một thân
xác và một linh hồn. Sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô hữu trong Bí tích Thánh Thể
có sức mạnh thu phục những khách bàng quan, những người xa lạ đến với Giáo Hội,
như các tín hữu thời sơ khai đã từng chinh phục và đem lại ảnh hưởng lớn lao
cho thế giới ngoại giáo: Họ nói với nhau: “Kìa xem coi họ (các tín hữu Kitô)
yêu thương đoàn kết với nhau biết chừng nào!” (x.Cv 2,42-47).
Nhân
loại hôm nay đang xa lìa Thiên Chúa và bất hòa với nhau vì cuộc sống kinh tế,
hưởng thụ. Cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình hay giáo xứ chúng ta cũng
không thiếu những ích kỷ, genh ghét gây nhiều nỗi bất hòa và chia rẽ vì thiếu Lời
Chúa và Mình Máu Thánh Ngài. Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta siêng năng
tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa để được trở nên một với Chúa Giêsu
Thánh Thể Tình yêu trong tư tưởng, lời nói và hành động đầy nhân ái đối với mọi
người. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét