HÃY NĂNG CHẠM ĐẾN NHỮNG VẾT SẸO
CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Lời Chúa: Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6; Ga 20,19-31
Hôm nay toàn thể Giáo
Hội cử hành Thánh lễ Kính lòng thương xót Chúa. Trước hết, chúng ta nhìn lại
lịch sử Thánh lễ này. Trong thế kỷ XX, Chúa Giêsu đã thân hành hiện ra với Chị Faustina,
một nữ tu người Ba Lan. Năm 20 tuổi, chị xin gia nhập hội dòng Đức Mẹ Nhân
Lành. Vào năm 1931, chị đón nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu để làm người loan
truyền cho toàn thế giới sứ điệp Lòng Thương Xót của Chúa. Trong cuốn
nhật ký chị viết, Chúa Giêsu đã hiện ra nói với chị rằng: “Mỗi khi nghe đồng hồ điểm 3 giờ, con hãy dìm mình hoàn toàn vào
trong Lòng Thương Xót của Cha để thờ lạy và tôn vinh. Con hãy kêu nài quyền
năng Lòng Thương Xót Cha cho toàn thế giới, nhất là các tội nhân đáng thương,
vì vào giờ phút ấy, lượng tình thương được mở ra cho mọi linh hồn” (NK
1572). Một trong những thỉnh nguyện tha thiết nhất của chị thánh Faustina là
ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương được chính thức thiết lập và tấm ảnh Chúa
Thương Xót được công khai tôn kính khắp nơi. Ngày 23-04-1995 Đức Gioan Phaolô
II đã cử hành Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương và đặt bức ảnh Chúa Thương
Xót ở giáo phận Roma. Năm 1999, Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương được cử
hành tại quảng trường thánh Phêrô ở Rôma. Ngày 30-04-2000, Đức Gioan Phaolô II
đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày
lễ kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội
Công Giáo hôm nay.
Khi nói đến Lòng Chúa
Thương Xót (LCTX), Thánh Kinh Cựu ước viết:
“Chúa yêu thương mọi loài hiện
hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Ngài đã làm ra” (Kn 11:24). Hay “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn
thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31:3)… Còn Tân
ước khi nói về lòng thương xót Chúa thường kể: Dụ ngôn về đứa con hoang đàng
(Lc 15,14-32), dụ ngôn Con Chiên Lạc (Lc 15,4-7) và dụ ngôn Đồng Bạc Bị Mất (Lc
15,8-9)… Nhưng, tựa trung LCTX được mặc khải qua
cái chết và Phục sinh của Chúa Giêsu và từ đây nhờ công nghiệp Chúa Kitô phục
sinh, LCTX của Chúa thể hiện nơi mỗi người chúng ta đó là mọi ơn lành, đặc biệt
là sự sống vĩnh hằng qua việc năng chạm đến Lòng thương xót Chúa nhờ cử hành
các Bí tích. Qủa thế, Khi ở trần gian, Chúa Giêsu thực hiện LCTX
bằng việc “thi
ân giáng phúc, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế” (Cv 10,38), “chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt
9,35), cho kẻ chết sống lại (Ga 11,1-44) và rồi chính Ngài Ngài để mình bị kết án, bị
đánh đòn, đội vòng gai, bị đóng đinh vào Thập giá, cạnh sườn bị đâm thâu, chết và
sống lại. Như vậy, Thập giá và phục sinh của Chúa Giêsu là bằng chứng tình yêu thương
xót của Thiên Chúa muôn đời dành cho con người. Vì thế, Chúa Giêsu quả quyết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã
ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống
muôn đời” (Ga 3,16). Cho nên, hôm nay chúng ta tin vào Con Thiên Chúa,
là Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại, nghĩa là tin vào tình yêu
thương xót Chúa vẫn hiện hữu trong thế giới này sẽ làm cho chúng ta được cứu độ
ngay đời này và đời sau. Cứu độ là gì? Cứu là cứu lấy, độ là đưa qua. Chúa cứu
chúng ta tội lỗi đưa ta đến sự thánh thiện, Chúa cứu lấy đau khổ để đưa chúng
ta đến bình an, đặc biệt cứu lấy cái chết đưa ta đến phục sinh cả hồn lẫn xác.
Trang Tin Mừng hôm nay kể Chúa Giêsu tỏ
các vết sẹo tình của Chúa, tức là các vết
sẹo của LTXC ngang qua cho các tông đồ, đặc biệt ông Tôma đã xem tận mắt và
tận tay đụng vào những vết sẹc tình ấy. Ông bà ta nói: “tốt khoe, xấu che”, hơn
nữa theo tâm lý thường tình khi nhìn lại những vết sẹo, gợi lại nỗi đau đớn khổ
sở nên chẳng ai muốn nhìn, chẳng ai dám khoe, ấy vậy mà Chúa Giêsu hôm nay
khoe, tại sao? Vì khi Chúa Giêsu đưa cho các Tông đồ xem vết sẹo tình, Chúa
Giêsu mời các ông và cả chúng ta hãy đụng vào trái tim Đức Giêsu, trái tim đầy
tình yêu tha thiết, sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu. Thư đến, Chúa Giêsu cho
các Tông đồ xem và đụng vết sẹo tình để các ông biết mình đang đụng vào Chúa Giêsu
Phục sinh đang hiện diện giữa chúng ta cũng chính là Đấng đã chết trên thập
giá, máu và nước đổ ra để chúng ta được chữa lành, biến đổi tận cân từ tâm hồn
ra thể xác nhờ lòng thương xót Chúa hãi hà. Hơn nữa, Chúa Giêsu cho các Tông đồ
xem và đụng vết sẹo tình, để các ông và cả chúng ta biết chúng ta đang đụng đến
Chúa phục sinh, chính nguồn bình an đương nhiên chúng ta cũng chạm và có được
bình an của Chúa, chính là Chúa Giêsu Kitô trong đời sống này. Cuối cùng, Chúa
Giêsu cho các Tông đồ xem và đụng vết sẹo tình để cho các ông và chúng ta biết chúng ta đang
đụng đến Chúa phục sinh nhờ đó chúng ta tin vào Ngài chúng ta sẽ được phục sinh
đồng hình đồng dạng và đồng tư tưởng, lời nói và việc làm như Ngài.
Cho nên, bài đọc 2, Thánh sử Gioan nói: “Ai tin Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy
đã được Thiên Chúa sinh ra. Và ai yêu mến Đấng sinh thành, thì cũng yêu thương
kẻ được Đấng ấy sinh ra” (1 Ga 5,1). Chúng ta được Thiên Chúa tái
sinh, vậy chúng ta phải lòng thương xót nhau, đồng tâm hiệp nhất với nhau trong
cuộc sống, nói như lời của Thánh Phaolô: “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng
thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong
Đức Kitô” (Ep 4,32). Vì vậy, Lời Chúa trong bài đọc, Sách công vụ Tông
đồ kể: “Các tín hữu thời sơ khai rất đông
đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của
riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung”.
Đức
Kitô phục sinh là hiện thân cuối cùng của lòng thương xót Chúa, Ngài đang sống và
ban muôn ơn lành cho con người qua mọi thời của lịch sử nhân loại cho đến tận
thế. Xin cho mỗi người chúng biết chạy đến đụng chạm vào LTXC qua việc tham
dự các Bí Tích, Lằng nghe và sống Lời Chúa đặc biệt Rước Mình Thánh Chúa để
được Chúa xót thương chữa lành hồn xác chúng ta hằng ngày. Vì vậy, giờ này, mời
cộng đoàn cùng nhau cầu nguyện với Chúa Giêsu phục sinh rằng: “Lạy Chúa Giêsu con tin tưởng nơi Chúa. Lạy Chúa
Giêsu, con tín thác vào Chúa. Vì ngoài lòng Chúa xót thương, không còn nguồn hy
vọng nào. Chúng con đặt vào Chúa lòng tín thác của mỗi chúng con.
1. Nhân
loại hôm nay đang trải qua bao là sự dữ. Con người hôm nay đang sống trong
tuyệt vọng lo âu. Chúng con đến kêu cầu Chúa giàu lòng xót thương. Ngài mở ra
con đường, đưa đến tận nguồn suối yêu thương.
2. Thánh
Thần Cha ban cho thế gian thấy được tội lỗi. Thánh Thần yêu thương đưa dẫn nhân
loại về với Chúa. Thú nhận hết tội mình, Chúa rộng tình thứ tha. Thú nhận hết
tội mình. Chúa rộng tình thứ tha.
3. Con
nguyện dâng Cha là Đấng cao tôn và chí thánh. Máu Mình Con Cha đây tấm linh hồn
và thiên tính. Để đền những tội mình cùng với tội chúng sinh. Ngài chết treo
Thập hình, đem ta về dòng nước tái sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét