CON ĐƯỜNG GIÊSU
Lời Chúa:
Cv 6,1-7; 1Pr 2,4-9; Ga 14,1-12
Chúa Giêsu hôm nay nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự
sống”. Một câu nói thật uy hùng, dũng cảm, uy tín mạnh mẽ và chân lý đến nỗi trước Chúa Giêsu
và sau Chúa Giêsu không ai dám tuyên bố câu này. Cụ thể, Đức Phật sinh trước
Chúa Giêsu, (rằm tháng 4 vừa rồi là kỷ niệm Đức Phật sinh ra được 2561PL năm – Còn Chúa Giêsu mình được 2017), ấy thế mà Đức Phật tự
xác nhận Ngài là Đấng đã đạt đến giác ngộ. Còn ông Socrate một triết gia lỗi
lạc sinh 469 TCN, cũng trước Chúa Giêsu
xa, ấy thế mà ông vẫn rất bình tỉnh vui cười bưng chén thuốc độc uống cạn, chấp
nhận cái chết để bảo vệ chân lý, rất giống cái chết của Chúa Giêsu nhưng
Socrate không bao giờ dám nói như Chúa Giêsu: “Ta
là đường là sự thật và là sự sống và ai thấy Tôi là
thấy Chúa”. Vâng, chỉ có mình Chúa Giêsu mới có thể nói: "Chính Thầy là con đường, là sự
thật và là sự sống”. Như vậy, duy chỉ có Chúa Giêsu là con đường đến với Chúa
Cha, con đường cứu độ duy nhất và ai đi con này này sẽ đến cùng đích trong vinh
quang với Ngài. Chính vì vậy, Chúa Giêsu là Đấng duy nhất cho mình biết về
Thiên Chúa đích thực là ai, tâm tư Ngài như thế nào. Vì vậy, Ngài là Người duy
nhất cho mình sự thật về con người: nguồn gốc, cùng đích của đời người, vì con
người là hình ảnh về Thiên Chúa. Cho nên, đối với người Kitô Giáo, Chúa Giêsu
là đường là sự thật và là sự sống. Khi tuyên xưng và nhìn nhận như thế, chúng ta phải đặt bàn chân của mình
lên con đường đó.
Trước hết, Chúa Giêus là đường sự thật và chân lý sống động, làm tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi cuộc
đời ở chỗ nào? Thưa, đường chân lý ấy, không phải là một mớ những tín điều,
những sự phải tin, nhưng là toàn thể cuộc sống của Chúa Giêsu, từ tư tưởng cho đến
lời nói và việc làm. Tất cả đều hướng tới chân trời cứu độ. Sự thật là thế này: Chúa Cha đã dùng quyền
năng Chúa Thánh Thần cho Ngôi Hai "nhập thể trong lòng Trinh nữ Ma- ri- a
và đã làm người". Chúa Giêsu sinh tại hang Bêlem, miền Giuđê, thời vua
Hê-rô đê, cha nuôi là Thánh Giuse thuộc con cháu dòng dõi Đa-vít, làm nghề thợ
mộc, mẹ là Ma-ri-a lo việc nội trợ. Đến năm trạc 30 tuổi Chúa Giêsu
rời khỏi gia đình, khởi sự đi rao giảng Tin mừng và thực hiện ơn cứu độ. Sau khi
Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa, được Thánh Thần dẫn vào trong sa mạc, ăn chay, cầu
nguyện 40 đêm ngày, chịu ma quỷ cám dỗ. Sau đó, Đức Giêsu trở về miền Ga-li-lê và
bắt đầu giảng dạy trong các hội đường của họ, dùng những ngụ ngôn giảng dạy và
được mọi người tôn vinh. Người đã dùng quyền năng của mình đi rao
giảng khắp nơi và chữa lành cho nhiều người bị quỷ ám, đau yếu, bị phong hủi,
bại liệt được lành bệnh, kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, kẻ câm nói được, kẻ
què được đi và kẻ chết sống lại. Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh để ban ơn cứu
độ cho loài người bằng việc chọn và thiết lập Mười Hai người lại làm Tông Đồ, huấn
luyện và ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ ma quỷ và chữa
các bệnh tật. Chúa đã đặt Phêrô làm đầu, chính công Đoàn này là hạt nhân làm
phát triển Hội Thánh Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa
lành bệnh nhân khắp mọi nơi. Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ để chứng minh sứ
mệnh của Người, Người phải chịu nhiều đau khổ và phải chết để cứu độ hết mọi người.
Vì thế, trong bữu ăn tối Vượt Qua với các Tông đồ, Chúa Giêsu hoá bánh và rượu
trở thành Mình và Máu Người cách nhiệm mầu để ở lại với họ và những người Chúa
yêu trong mọi thời đại. Chúa còn rửa chân cho các môn đệ để dạy họ bài học yêu
thương phục vụ. Lúc đêm khuya, Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện. Giuđa, một
trong12 môn đệ đã phản bội vì tham tiền, ông dùng cái hôn tình nghĩa để chỉ
điểm cho lính bắt Chúa. Chúa bị Philato kết án tử hình. Chúa bị trao cho các lý
hình, chúng đánh đập, nhạo báng, ấn vòng gai lên đầu Người như mũ triều
thiên,bắt Người vác thập giá lên Núi Sọ. Vào giờ trưa chúng đóng đinh Người vào
thập giá cùng với 2 tên trộm cướp. Người đã tắt thở vì cực hình tàn bạo ấy lúc
3 giờ. Chập tối, ông Nicôđêmô đến xin Philato cho tháo xác Người, xác Người
được mai táng trong mồ, còn linh hồn thì xuống ngục tổ tông để loan báo Tin
Mừng cứu độ cho những người công chính đã chết trước khi Người đến. Theo kế
hoạch Thiên Chúa đã định ngày thứ ba Người đã sống lại như Người đã báo trước.
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu còn hiện ra dạy dỗ, an ủi các môn đệ trong 40 ngày,
sai các ông đi rao giảng Tin Mừng rồi Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Rồi
Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Vì
vậy, sự sống lại của Chúa Giêsu là mở lối cho chúng
ta bước vào sự sống mới đồng thời là khơi nguồn và bảo đảm sự sống lại sau này
của chúng ta. Sự thật là thế!
Cho nên, Chúa Giêsu là đường sự sống dĩ nhiên bởi vì Ngài là nguồn phát sinh mọi sự sống tự nhiên cũng như siêu nhiên: Sự sống phần xác trong
công trình tạo dựng, cũng như sự sống phần hồn trong công trình cứu chuộc. Ngài
đã chết để mọi người được sống và Ngài đã sống lại để mãi mãi mở ra một con
đường dẫn vào cõi sống vĩnh cửu. Sự sống vật chất một ngày nào đó sẽ tan biến,
nhưng sự sống mà Ngài trao ban sẽ là một sự sống trường tồn bất diệt. Chính vì
thế mà chúng ta thường kết thúc lời cầu nguyện bằng câu: “Người hằng sống và hiển trị cùng
Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”.
Với kinh tế thị trường và lòng tham sân si trong con người hôm nay như cơn lốc
xoáy nó xô đẩy làm chúng ta lao mình đi tới mà chẳng biết đường biết hướng ở đâu. Chúa là con đường nhưng vật chất, tài,
tiền danh vọng lạc thú làm chủ tốc độ, nó dẫn chúng ta đi nhiều khi
ta tưởng đó là đúng mục đích nhưng thực ra chúng ta đi đến tội lỗi và chết chóc. Là
Kitô hữu, tức những người thuộc về Chúa Giêsu Kitô, chúng ta luôn môi miệng
tuyên xưng Chúa là con đường con con bước đi nhưng thực tế trong cuộc sống chúng mình đặt bàn chân
của mình lên con đường đó, con đường Chúa Giêsu đi ngày xưa không? Cụ thế,
chúng ta dám đặt bàn chân mình vào con đường của những Lời dạy Phúc Âm: Tám Mối Phúc Thật, 10 điều răn Đức Chúa Trời... Chúng ta thử đặt khung cảnh lúc Chúa Giêsu nói: Ta là
đường.... Ai thấy Tôi là... lúc đó là bữa tiệc ly, Chúa Giêsu chuẩn bị bước vào
đường thương khó, đến đồi Gôngôta. Vậy lúc đó Ngài nói Ngài là con đường, đường
nào? Đường dẫn đến cái chết. Ngài là sự thật nào? Sự thật phũ phàng của một con
người chịu đóng đinh. Ngài là sự sống nào? Cái chết trên thập giá. Cho nên,
chính vì thế mà chúng ta không dám đặt bàn chân mình trên con đường của Phúc
âm. Vì sao chúng ta không dám bước đi con đường Giêsu vì thiếu tình yêu, niềm tin,
can đảm, nghị lực và không muốn bỏ mình. Vì thế, chỉ con đường Phúc âm,
con đường Giêsu mới dẫn chúng ta tới địa chỉ Nhà Cha và ngược lại, muốn đến nhà
Cha thì phải đi trên con đường Giêsu. Có nghĩa là muốn được bước vào quê hương
Nước Trời, chúng ta phải thực thi và sống Lời Chúa dạy đó là: yêu thương, tha thứ, phục vụ, hy sinh, hiền hậu, nhân từ như
Chúa Giêsu.
Vì vậy, giờ này mời anh chị em cùng đứng lên
và hát bài Thánh ca này như một lời cầu nguyện của chúng ta với Chúa hôm nay
rằng: “Xin chỉ cho con (Xin chỉ cho con) đường đi của Chúa (đường đi của Chúa).
Xin dạy bảo con (Xin dạy bảo con) nước bước của Ngài (nước bước của Ngài). Xin
hướng dẫn con trong chân lý, xin dạy bảo con những điều cao quý, vì Chúa là
Đấng cứu độ con. Là Đấng ngày đêm con cậy trông.
1. Tất cả nẻo đường Chúa là tình yêu và chân lý, dành cho những ai giữ trọn
minh ước. Điều răn Chúa ra nghiêm chỉnh thực thi.
2. Xin mở lượng từ bi từ ngàn xưa Ngài vẫn có, mà quên hết những lỗi lầm
con mắc. Hồi niên thiếu vươn lên trong dại khờ.
3. Xin đừng để kẻ hại con ngày nào reo mừng chiến thắng, thẹn thay khốn
thay cho bọn thất tín. Làm sao thoát tay Thiên Chúa toàn năng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét