Trang

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

TĨNH TÂM GIỚI NGƯỜI CHA – BỔN MẠNG THÁNH GIUSE 1-5-2017

Chủ đề:
Thánh Giuse Là Mẫu Gương 
 Nhà Giáo Dục Của Các Người Cha
        Anh em thân mến,
Tệ nạn xã hội hôm nay xảy ra rất nhiều ở khắp nơi, điều đáng đau lòng ở đây là lưới tuổi phạm tội là nhí (16-18 tuổi) và xiu nhí (13-14 tuổi). Trên các trang báo chí, mạng xã hội Facebook, truyền hình… luôn đưa những vụ: bạo lực học đường, xìke ma túy, nghiện game, trai gái, trộm cắp nhí và xiu nhí. Cụ thể, Ngày 9.4.2017, công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng vừa tiến hành bắt giữ nhóm đối tượng nhí (20t) và xiu nhí (14t) chuyên lấy cắp máy tính xách tay, điện thoại di động, tiền, vàng, đồ trang sức... Các đối tượng lợi dụng sơ hở chủ nhà đi vắng đã phá khóa vào nhà lấy trộm tài sản của người dân. Đa phần các đối tượng đều đã bỏ học, sống lang thang, không có việc làm ổn định. Như vậy, thử hỏi tại sao, xã hội hôm nay có hiện tượng trẻ lang thang, bỏ học nhiều như vậy? Câu hỏi này không phải bây giờ người ta mới đặt vấn đề mà vào thời thập niên 80-90, người ta đã đặt ra câu hỏi này rồi. Cụ thể, Nhạc Sĩ Thế Hiển kể rằng một lần vào năm 1990, khi ở Hà Nội, một tối sau đêm diễn, trên đường về khách sạn thì ông thấy một đứa bé nằm ngủ ngoài trời. Khi đó gió mùa đông bắc đã về. Mưa phùn bay lay phay. Tôi thấy nó nằm như thế thì gọi dậy, dắt nó đi ngược lên một hàng phở.Tôi kêu cho tôi một bát, nó một bát. Khi tôi hỏi thăm, đứa bé trả lời: "Cháu lớn lên tại cô nhi viện. Cháu không biết cha cháu là ai, mẹ cháu là ai". Đứa bé này vì lý do gì đó trốn cô nhi viện ra ngoài đi xin ăn. Tôi khuyên, cháu đi bán báo, đi đánh giày cũng được nhưng đừng bao giờ ăn trộm, ăn cắp của ai, cháu nên trở về trại. Ăn xong, tôi cho nó ít tiền, rồi nó đi mất. Một giờ sau, tôi về khách sạn, lại bắt gặp đứa bé lúc nãy nằm co ro chỗ cũ. Trong khoảng tranh tối tranh sáng, dáng nó giống một dấu hỏi cong cong mà cái đầu, chỏm tóc của nó là dấu chấm. Từ đó ông viết bài hát Dấu chấm hỏi để câu hỏi xã hội như từ xưa đến nay chưa có câu trả lời. Bài hát như sau:  “Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi, mẹ ở đâu? Đêm khuya trên hè vắng, đứa bé mồ côi đang nằm co ro như dấu chấm hỏi đập giữa cuộc đời. Cha ơi, cha là ai? Mẹ ơi, mẹ là ai? Mưa rơi con lạnh quá, gió buốt từng cơn Đêm dài bơ vơ, nằm mơ một mái nhà có mẹ và có cha. 
Tại sao sinh em trong cuộc đời mà sao không cho em tình người. Tuổi thơ em lang thang lạc loài em nào có tội gì đâu. Tuổi thơ em không một mái nhà, tuổi thơ em không được đến trường, tuổi thơ em bơ vơ đầu đường xin từng hạt cơm rơi, xin từng hạt cơm rơi .

 Tại sao cha mẹ hôm nay lại bỏ con thang lang, bụi đời,  không giáo dục con từ nhân bản cho đến đức tin, làm cho gia đình và xã hội phải đau khổ đắng cay khi thấy con mình, dân mình mất nhân cách, mất nhân phẩm và mất niềm tin. Tại sao vậy? Trong khi đó Chúa xuống dương gian đem tình yêu và giá trị nhân phẩm của con người, Ngài đã dạy dỗ, nâng đỡ và giúp con người trưởng thành nhân cách của mình theo mẫu gương Ngài ngõ hầu đưa con người đến chỗ thánh và thiện mà!!!
Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng: “Bởi vì trong và giữa các gia đình, sứ điệp Tin Mừng chưa được vang lên; mà cốt lõi sứ điệp này là “yêu thương tươi đẹp nhất, xuất sắc nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất. Sứ điệp yêu thương này chưa chiếm trung tâm mọi hoạt động phúc âm hóa” trong các môi trường đặc biệt là gia đình” (số 58). Chúa Giêsu xuống thế đem bình an và thánh thiện đến cho mọi thành viên trong gia đình chúng ta nhưng tâm chúng ta không thiện đủ nên chúng ta không đón nhận Thiên Chúa làm Người ở giữa chúng ta, một khi chúng ta không đón nhận Thiên Chúa hay có đón nhận Ngài vào cuộc sống, chúng ta lắng nghe Lời Ngài và giáo huấn của Hội Thánh nhưng chúng ta không sống Lời Ngài dạy, không thực thi những luật điều Hội Thánh dạy nên vẫn cha mẹ yêu nhau đó nhưng vẫn còn ghét nhau, vẫn còn kỵ thị nhau, tỳ hiềm nhau, bỏ rơi con cái, không giáo dục chúng nên người thánh về đức tin và thiện về nhân cách cho nên mới có nhiều câu chuyện lớp trẻ ngày nay mất nhân cách, mất nhân nghĩa lễ trí tín và ra ư đốn như thế.
      Hôm nay, các gia trưởng trong giáo xứ chúng ta qui tụ về đây để dâng Thánh lễ và tĩnh tâm mừng bổn mạng giới gia trưởng: Thánh Giuse lao động. Tại sao, chọn Thánh Giuse lao động làm bổn mạng các gia trưởng? Bởi vì nêu gương cho chúng ta một người cha cần cù, chịu thương, chịu khó trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái mỗi ngày một hoàn thiện trong tinh thần cũng như vật chất theo thánh ý Chúa. Thánh Giuse không chỉ là người giữ gìn Con Trẻ Giêsu, mà còn là vị đồng hành và giáo dục Con Trẻ Giêsu lớn lên trên bình diện tâm thể lý, sự khôn ngoan và ơn thánh. Vì thế thánh Giuse là mẫu gương của các nhà giáo dục, đặc biệt của các người cha gia đình.

Lời Chúa (Lc 2,41-52)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca,
“Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? " Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta”. Đó là Lời Chúa.

Quảng Diễn
Thánh Giuse là Đấng chúng ta biết ơn và sùng kính vì đã biết giữ gìn và bảo vệ Đức Thánh Trinh Nữ và Con trẻ Giêsu. Gìn giữ đã là đặc điểm cuộc đời của thánh Giuse trong sứ mệnh cao cả của Người mà còn là mẫu gương của các nhà giáo dục. Chúng ta hãy nhìn vào thánh Giuse như mẫu gương của nhà giáo dục, người giữ gìn và đồng hành với Chúa Giêsu trên con đường của Chúa Giêsu là lớn lên “trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh”, như ghi trong Phúc Âm thánh Luca (Lc 2,52) “Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta”.

1. Thánh Giuse đã giúp Con Trẻ Giêsu lớn lên trong sự khôn ngoan
Trong Tin Mừng, Thánh Luca kể: “Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu”. Bởi đâu Chúa Giêsu có trí thông minh như vậy? Bởi vì Ngài là Chúa thì dĩ nhiên nhưng Ngài là con người như chúng ta nếu đã là người thì phải học ăn học nói học gói học mở, phải học nhân nghĩa lễ trí tín chứ! Có học mới biết chứ, biết mới khôn và ngoan chứ. Trong kinh cầu Thánh Giuse chúng ta đọc: “Ông Thánh Giuse cực khôn cực ngoan”. Qủa thế, Thánh Giuse là thầy của sự khôn ngoan nên mới giúp Đức Giêsu lớn lên trong sự khôn ngoan, giúp Đức Giêsu được dưỡng nuôi bằng Lời của Thiên Chúa. Thánh Giuse đã giáo dục Bé Giêsu đọc Thánh Kinh, hiểu Thánh Kinh và sống Thánh Kinh nhất là ngày Sabát dẫn Bé Giêsu tới hội đường Nagiarét để cầu nguyện, để nghe Lời Chúa. Ông bà ta nói “xem quả biết cây”, còn Chúa Giêsu nói: “Hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt” (Mt 7,17-18).  Cho nên,  Thánh Giuse, khôn ngoan và đầy nhân đức tốt như thế mới dưỡng nuôi, giáo dục Chúa Giêsu nên người như thế.
Cho nên, trong tâm thư gửi cho các gia đình Công giáo năm nay, các Đức Giám Mục Việt Nam dạy rằng “Gia đình cũng là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản. Ngày nay, nói đến giáo dục, người ta thường chỉ nghĩ đến giáo dục tại học đường mà quên rằng giáo dục là bổn phận đầu tiên và cao cả nhất, cũng là quyền ưu tiên của gia đình, nhất là về mặt nhân bản, đạo đức và đức tin tôn giáo. Gia đình là ngôi trường đầu tiên dạy những giá trị nhân bản. Những năm tuổi thơ trong gia đình sẽ hình thành những khuynh hướng căn bản, ăn rễ sâu và kéo dài trong suốt cuộc đời còn lại. Gia đình cũng là nơi trẻ thơ tập sống mối liên hệ với người khác, tập lắng nghe và tôn trọng tha nhân; nhờ đó, khi bước vào đời sống xã hội, các em sẽ sống tử tế và hoà hợp với mọi người, thay cho lối sống ích kỷ và chỉ tìm cách thống trị người khác.
Song hành với giáo dục nhân bản là giáo dục đạo đức. Trong bối cảnh xã hội được coi là xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức, chúng ta càng phải quan tâm hơn đến lãnh vực này. Chính các bậc cha mẹ phải tập cho con những thói quen tốt, hình thành những nguyên tắc và luật lệ trong đời sống, học cách sử dụng tự do cách khôn ngoan và đúng đắn. Để được như thế, cha mẹ cần tạo được sự tin tưởng của con cái và cách giáo dục tốt nhất chính là cách sống và gương sáng hằng ngày của cha mẹ. Trong lãnh vực này, thiết nghĩ cần phải có cái nhìn đúng đắn và tích cực về việc sửa dạy con cái. Việc sửa dạy đích thực không phát xuất từ sự giận dữ nhưng từ tình yêu thương, giúp trẻ ý thức rằng làm sai sẽ dẫn đến hậu quả xấu, do đó phải biết xin lỗi và đền bù những thiệt hại gây ra. Việc sửa dạy như thế phải đi đôi với việc nhìn nhận những điều tốt lành con cái làm, để khuyến khích chúng. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ không thể không lưu tâm đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Phải giúp con cái tập làm chủ những phương tiện này thay vì làm nô lệ của thế giới ảo đến nỗi xa rời thế giới thực, không quan tâm con người thật ngay trong gia đình.
Ngoài ra, với các bậc cha mẹ Công giáo, lãnh vực rất quan trọng phải quan tâm là giáo dục đức tin. Có thể nói gia đình là nơi mỗi chúng ta khám phá ý nghĩa và cảm nhận vẻ đẹp của đức tin. Đã hẳn đức tin là ơn ban của Chúa chứ không do chúng ta, thế nhưng cha mẹ là khí cụ Chúa dùng để làm cho mầm sống đức tin đó lớn lên và phát triển. Vì thế cha mẹ hãy tập cho con ngôn ngữ đức tin từ những việc nhỏ bé nhất như tập làm dấu Thánh Giá, đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng, hôn ảnh Chúa và Đức Mẹ… Hạt giống gieo xuống tuy nhỏ bé nhưng mai này sẽ thành cây to (x. Mt 13,31-32). Đừng quên rằng trẻ em cần những biểu tượng, hành động, chuyện kể, hơn là những lý luận trừu tượng. Vì thế, những giờ kinh gia đình và những việc đạo đức có giá trị hơn nhiều bài giáo lý. Đồng thời, để phát triển đời sống đức tin nơi con cái, cha mẹ cũng cần khuyến khích con tham gia các lớp giáo lý và sinh hoạt đạo đức tại giáo xứ. Những sinh hoạt này không những giúp con cái chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết đức tin, mà còn làm phát triển nơi các em ý thức về Hội Thánh cũng như những kỹ năng sống trong xã hội” (số 9,10).

2. Thánh Giuse dạy Chúa Giêsu nghề làm ăn chân chính
Thánh Giuse không phải là cha thực sự của Đức Giêsu: Cha của Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng ngài đã làm cha nuôi, giữ nhiệm vụ làm cha để giúp Đức Giêsu lớn lên. Cùng với Mẹ Maria, thánh Giuse đã “nuôi dưỡng” Chúa Giêsu, nghĩa là thánh Giuse đã “nuôi dưỡng” Đức Giêsu, lo lắng để Đức Giêsu không thiếu những gì cần thiết cho sự phát triển lành mạnh. Thánh Giuse là một người cha, người chồng luôn mau mắn phục vụ gia đình không quản khó nhọc, không quản ngày đêm, không tính toán hay vụ lợi. Cụ thể, Tin Mừng kể "Đang đêm, sứ thần hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ và bảo: "hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai-cập", thì thánh Giuse tức tốc thi hành (Mt 2,13-14). Rồi sau khi đã an cư lạc nghiệp bên Ai-cập, sứ thần của Chúa lại báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en", thánh Giuse mau mắn thi hành không do dự (Mt 2,19 -21). Thế rồi một khi đã trở về quê hương và định cư tại Nagiarét, Đức Giêsu, Thánh Giuse và Đức Mẹ có tất cả giai đoạn cuộc sống của gia đình Thánh Gia. Và trong các năm đó, thánh Giuse cũng đã dạy Đức Giêsu công việc của mình, và Đức Giêsu đã tập nghề thợ mộc như Giuse cha của Người.

Mark Zuckerberg thành người giàu thứ 6 thế giới nhờ Facebook. Ở tuổi 31, Mark Zuckerberg là người trẻ nhất trong nhóm 10 tỉ phú giàu nhất thế giới. Cha của Mark là một nha sĩ và mẹ là một nhà tâm thần học. Điều đáng chú ý là cậu bé Mark Zuckerberg từ nhỏ cho đến tuổi khôn, chứng kiến cách cha mẹ lao động công việc của họ. Phòng khám được đặt ngay tại nhà, vì vậy anh ta có nhiều cơ hội được cha chỉ vẻ và  tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại thời bấy giờ. Cho nên, anh ta thường vào phòng khám và được tiếp xúc với máy tính từ rất sớm. Điều này đem lại khá nhiều lợi ích. Nó là khơi dậy tình yêu với công nghệ trong anh. Cha của anh Zuckerberg chia sẻ rằng Có lẽ điều mà vợ chồng tôi đều tin tưởng là thay vì áp đặt con cái hoặc chỉ đạo cuộc sống con cái theo một hướng nhất định nào đó, hãy nhận ra thế mạnh của chúng và ủng hộ thế mạnh đó, cũng như hỗ trợ những gì mà đứa trẻ đam mê.  Để nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ của con, cha của anh đã thuê một gia sư máy tính mỗi tuần đến kèm cặp anh một lần, dần dần khi lớn lên anh học giỏi ngoan ngoãn và nhà tài ba hôm nay.

          Với chúng ta cũng vậy. Lao động thực sự có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống hôm nay. Con người sinh ra để làm việc, như cánh chim sinh ra để tung bay. Nhờ làm việc, con người biến đổi bộ mặt trái đất và đem lại cho cuộc đời một ý nghĩa. Nó là như một thứ muối mặn làm tăng thêm hương vị cho cuộc sống, nên người ta nói: “lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”. Còn thánh Phaolô đã xác quyết: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2Tx 3,10).
Với xã hội, lao động là một cách thức chúng ta góp phần xây dựng xã hội và quê hương thịnh vượng. Thực vậy, sống trong xã hội, chúng ta liên hệ mật thiết với nhau và nương tựa vào nhau nhiều lắm. Chẳng hạn hằng ngày chúng ta hưởng dùng đường sữa, xăng dầu…do công lao của người khác, thì bây giờ đến lượt chúng ta phải đóng góp bằng những sản phẩm do công sức lao động của chúng ta đem lại. Còn đối với Thiên Chúa, thì lao động chính là một cách thức chúng ta cộng tác với Ngài trong cộng cuộc sáng tạo như lời Ngài đã phán: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất" (St 1,28). Vì vậy, các người cha hôm nay phải giáo dục cho trẻ biết rằng lao động không phải là hình phạt, nhưng là một bổn phận của con người đối với nhau và với Thiên Chúa. Lao động nào cũng đòi sự cố gắng của cả con người. Hãy đầu tư nhiều tình yêu vào công việc nhỏ bé. Lao động là vinh quang cho con người vì làm cho con người trở nên ông chủ của vũ trụ. Lao động là vinh quang cho Thiên Chúa vì làm cho trái đất được trở nên thần linh hơn.
3. Thánh Giuse giúp trẻ Giêsu lớn lên trong chiều kích Ơn Thánh
Đức Giêsu sống trong gia đình Nagiarét, và Ngài tăng trưởng theo một tiến trình, có thể nói được là bình thường. Bình thường ở đây là theo như chương trình Thiên Chúa muốn thì phải càng lớn lại càng vững mạnh, càng khôn ngoan. Và thánh Luca nói: "Đức Giêsu hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa ". Vâng, trong sự phát triển ở tuổi thiếu niên, Đức Giêsu đã là khuôn mẫu của sự phát triển cả thể xác, tinh thần và nhứt là sống đượm thuần ân nghĩa của Thiên Chúa.
Điều chúng ta cần suy niệm ở đây là sự phát triển gương mẫu đó đã thể hiện trong gia đình thánh, dưới sự chăm sóc, dạy dỗ của thánh Giuse và Mẹ Maria. Thiên Chúa đã muốn để lại một mẫu gương cho con người, không phải là một con người cô lập, một mình, nhưng là con người sống trong xã hội, trong những tương quan tự nhiên của cuộc sống nhân loại. Vì thế, không phải chỉ một mình Đức Giêsu là gương mẫu nhưng cả gia đình thánh gương mẫu cho các gia đình nhân loại một gia đình biết thương yêu chăm sóc cho nhau để tất cả được tăng triển đúng đắn, trọn vẹn như ý định của Thiên Chúa. Trong cuộc sống đó, mỗi người đều phải trở nên một nhân tố tích cực, mỗi người đều được kêu gọi góp phần vào sự tăng triển của nhân loại, tăng triển người khác. Thánh Giuse đã sống đúng với ơn gọi đó. Ngài đã góp phần vun tưới để cuộc sống của con trẻ Giêsu phát triển tốt đẹp. Sống trong ơn nghĩa của Chúa, sống đúng với chương trình của Chúa không có nghĩa thụ động, ỷ lại, nhưng lại càng cần phải nỗ lực, tích cực góp phần của mình để Thánh ý Thiên Chúa được thực hiện.
Tuy vậy, sự tăng triển thể xác và tâm hồn không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Không phải ở đâu, trong hoàn cảnh nào con người cũng có thể giúp nhau tăng triển, không phải gia đình nào cũng có thể nuôi nấng dạy dỗ con cái của mình càng lớn lên, càng vững mạnh và khôn ngoan. Có những khó khăn, giới hạn hoặc do chính khả năng hạn hẹp của mình, hoặc do môi trường xã hội vượt tầm tay của mình. Điều Thiên Chúa kêu mời mọi người và mọi người đều có thể thực hiện được, đó là: để cho Thiên Chúa lớn lên trong lòng mình. Đây là ý nghĩa thiêng liêng. Mỗi người đều có nhiệm vụ và đều có thể để cho Thiên Chúa lớn lên trong lòng mình, nếu thực sự thiện chí, thực sự biết chăm lo, săn sóc mảnh đất trong tâm hồn mình, để hạt giống của Chúa gieo vãi có thể mọc lên. Để Thiên Chúa mỗi ngày mỗi lớn lên, vững mạnh hơn, mỗi người cần biết lo sao để càng ngày càng nhận ra sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong lòng mình, trong cuộc đời mình nhiều hơn, mỗi ngày ơn nghĩa với Chúa lại tỏ lộ ra phong phú hơn trong tấm lòng của mình.
Đức Giêsu đã làm con của nhân loại, từ một em bé, Ngài muốn được nuôi nấng, săn sóc trong gia đình nhân loại, thì ngày nay, Ngài cũng muốn "làm con" của mỗi người, Ngài muốn sinh ra trong lòng mỗi người, muốn mỗi người biết chăm lo, săn sóc để hình ảnh Đức Giêsu mỗi ngày mỗi lớn lên trong lòng mỗi người. Thiên Chúa không nhẩy từ trời xuống để chịu chết, cứu chuộc nhân loại, nhưng Ngài đã tuân theo tiến trình phát triển của một con người. Cũng thế, đều tự nhiên trở thành thánh nhân, nhưng Ngài đã là hạt giống trong lòng mỗi người, Ngài vẫn sống và vẫn chờ đợi mỗi người biết vun xới hạt giống đó. Ngài muốn mỗi người phải vun xới, tưới tắm để mầm sống của Thiên Chúa sẽ lớn lên trong lòng họ. Chẳng phải thánh Giuse chỉ biết chăm sóc dạy dỗ một Đức Giêsu bằng xác thịt, nhưng chính khi con trẻ Giêsu càng lớn càng thêm vững mạnh, thêm khôn ngoan và hằng được ơn nghĩa với Thiên Chúa, thì hình ảnh Thiên Chúa, hình ảnh Đức Giêsu trong tâm hồn của Giuse cũng lớn lên, vững mạnh, khôn ngoan và đầy ơn nghĩa của Thiên Chúa. Hồng ân làm cha nuôi của Đức Giêsu không đương nhiên làm cho thánh Giuse trở nên cao cả, cũng như Đức Maria "có phúc" không phải vì đã sinh ra thể xác Đức Giêsu, nhưng thánh Giuse và Mẹ Maria có phúc vì đã "nghe và giữ lời Thiên Chúa ". Hồng phúc đó của hai Đấng không phải là chỗ dành riêng, nhưng là địa vị cao quí Thiên Chúa muốn kêu gọi mọi người đạt đến, Thiên Chúa muốn mọi người đều có phúc, vì đã nghe và giữ lời Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn mọi người đều để cho Chúa nhập thể và lớn lên trong lòng mình và được sự chăm sóc của mình. Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta là một Giuse, một Giuse ân cần, công chính, tận tụy với con cái mình khi lãnh bí tích Hôn Nhân, “cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái.
Cho nên, trong Tâm thư gửi các gia đình Công giáo năm nay, các Đức giám mục mời gọi rằng: “Gia đình hãy là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản. Ngày nay, nói đến giáo dục, người ta thường chỉ nghĩ đến giáo dục tại học đường mà quên rằng giáo dục là bổn phận đầu tiên và cao cả nhất, cũng là quyền ưu tiên của gia đình, nhất là về mặt nhân bản, đạo đức và đức tin tôn giáo. Gia đình là ngôi trường đầu tiên dạy những giá trị nhân bản. Những năm tuổi thơ trong gia đình sẽ hình thành những khuynh hướng căn bản, ăn rễ sâu và kéo dài trong suốt cuộc đời còn lại. Gia đình cũng là nơi trẻ thơ tập sống mối liên hệ với người khác, tập lắng nghe và tôn trọng tha nhân; nhờ đó, khi bước vào đời sống xã hội, các em sẽ sống tử tế và hoà hợp với mọi người, thay cho lối sống ích kỷ và chỉ tìm cách thống trị người khác.
Song hành với giáo dục nhân bản là giáo dục đạo đức. Trong bối cảnh xã hội được coi là xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức, chúng ta càng phải quan tâm hơn đến lãnh vực này. Chính các bậc cha mẹ phải tập cho con những thói quen tốt, hình thành những nguyên tắc và luật lệ trong đời sống, học cách sử dụng tự do cách khôn ngoan và đúng đắn. Để được như thế, cha mẹ cần tạo được sự tin tưởng của con cái và cách giáo dục tốt nhất chính là cách sống và gương sáng hằng ngày của cha mẹ. Trong lãnh vực này, thiết nghĩ cần phải có cái nhìn đúng đắn và tích cực về việc sửa dạy con cái. Việc sửa dạy đích thực không phát xuất từ sự giận dữ nhưng từ tình yêu thương, giúp trẻ ý thức rằng làm sai sẽ dẫn đến hậu quả xấu, do đó phải biết xin lỗi và đền bù những thiệt hại gây ra. Việc sửa dạy như thế phải đi đôi với việc nhìn nhận những điều tốt lành con cái làm, để khuyến khích chúng. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ không thể không lưu tâm đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Phải giúp con cái tập làm chủ những phương tiện này thay vì làm nô lệ của thế giới ảo đến nỗi xa rời thế giới thực, không quan tâm con người thật ngay trong gia đình.
Ngoài ra, với các bậc cha mẹ Công giáo, lãnh vực rất quan trọng phải quan tâm là giáo dục đức tin. Có thể nói gia đình là nơi mỗi chúng ta khám phá ý nghĩa và cảm nhận vẻ đẹp của đức tin. Đã hẳn đức tin là ơn ban của Chúa chứ không do chúng ta, thế nhưng cha mẹ là khí cụ Chúa dùng để làm cho mầm sống đức tin đó lớn lên và phát triển. Vì thế cha mẹ hãy tập cho con ngôn ngữ đức tin từ những việc nhỏ bé nhất như tập làm dấu Thánh Giá, đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng, hôn ảnh Chúa và Đức Mẹ… Hạt giống gieo xuống tuy nhỏ bé nhưng mai này sẽ thành cây to (x. Mt 13,31-32). Đừng quên rằng trẻ em cần những biểu tượng, hành động, chuyện kể, hơn là những lý luận trừu tượng. Vì thế, những giờ kinh gia đình và những việc đạo đức có giá trị hơn nhiều bài giáo lý. Đồng thời, để phát triển đời sống đức tin nơi con cái, cha mẹ cũng cần khuyến khích con tham gia các lớp giáo lý và sinh hoạt đạo đức tại giáo xứ. Những sinh hoạt này không những giúp con cái chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết đức tin, mà còn làm phát triển nơi các em ý thức về Hội Thánh cũng như những kỹ năng sống trong xã hội” (số 10).

Thánh Giuse là một người thợ mộc, gia trưởng của một gia đình bé nhỏ. Tuy là bé nhỏ, gia đình này chính là điểm xuất phát của cuộc hành trình cứu độ, mà Chúa Giêsu đã thực hiện trên trần thế. Thánh Giuse đã góp phần mình vào hành trình cứu độ này. Đóng góp của thánh Giuse đã hết sức âm thầm. Tuy rất âm thầm, nhưng lại rất lớn. Nhìn cuộc đời thánh Giuse, chúng ta thấy ơn gọi của thánh Giuse là một hành trình dài. Ơn gọi đó đã phát xuất từ chính Thiên Chúa. Thánh Giuse không bao giờ đã vận động cho mình ơn gọi đó. Ngài cũng chẳng bao giờ ham muốn được ơn gọi đó. Chúa gọi, và Ngài đã xin vâng. Rồi Chúa soi cho Ngài biết từng chặng đường phải đi. Tất cả các chặng đường đó đều hướng về một đích điểm. Đó là việc Chúa Giêsu dâng mình làm của lễ cứu chuộc trên thánh giá, để phục sinh cho nhân loại lỗi lầm. Thánh Giuse đã không tiếc gì trong việc góp phần mình vào hành trình cứu độ của Chúa Giêsu. Nhiệt tình mà khiêm tốn. Năng động mà âm thầm. Phục vụ mà kín đáo. Vì thế, trong Kinh Cầu Thánh Giuse, chúng ta đọc Thánh Giuse là gương tốt lành cho các kẻ làm thợ phải soi. Ông Thánh Giuse là mẫu mực sáng láng về cách ăn nết ở trong nhà.
Vậy, Hôm nay thánh Giuse vẫn sống động trong Hội Thánh. Đối với Giáo Hội Việt Nam, không những Ngài là Quan thầy phù trợ, mà còn là vị Gia trưởng thân thương gần gũi đang chia sẻ cuộc đời với từng quý ông gia trưởng trong giáo xứ chúng ta. Một cuộc đời với nhiều lo toan, với nhiều trắc trở, với nhiều ước mơ và phấn đấu. Hãy đến với Thánh Giuse. Hãy học nơi Ngài. Hãy cậy trông ở Ngài. Ngài đang âu yếm kêu gọi và đợi chờ chúng ta.

Hát: CẦU XIN THÁNH GIUSE
Đk: Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo Thuở xưa, miền Na-gia-rét Thánh gia Người vui sống. Nêu gương cho tất cả gia đình cần lao. Tình yêu tha thiết với cảnh đời đơn nghèo. 
1. Cho người Cha hết sức yêu mến tận tình. Biết nêu gương sáng chốn gia đình. Dù bao phong trần lòng được luôn sướng vui. Vững tay đưa thuyền qua sóng đời.
2. Cho người mẹ biết giữ hạnh phúc gia đình. Sống vui trong chí hướng trung thành. Nhiệt tâm giáo dục đoàn trẻ thơ dấu yêu. Lớn lên trong tình yêu Chúa nhiều.
3. Cho đoàn con cái biết thảo kính vâng lời. Biết noi gương mến Chúa yêu người. Hồn luôn giữ gìn được màu hoa Thánh ân. Xưng nên ngôi đẹp Chúa Thánh Thần.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét