Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

BÀI CHIA SẺ NGÀY BỔN MẠNG GIA TRƯỞNG - NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT



1-5 LỄ THÁNH GIUSE THỢ
Chủ đề:  NGƯỜI CHA TRONG GIA ĐÌNH
         PHẢI CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT NHƯ CHÚA CHA
                            Lm.Giuse Nguyễn Quốc Quang

Kính thưa quý gia trưởng
Hôm nay, các gia trưởng trong giáo xứ chúng ta qui tụ về đây để dâng Thánh lễ mừng bổn mạng từng gia trưởng: Thánh Giuse lao động. Tại sao, chọn Thánh Giuse lao động làm bổn mạng các gia trưởng? Bởi vì nêu gương cho chúng ta một người cha cần cù, chịu thương, chịu khó trong việc nuôi nấng gia đình mình, vợ con mỗi ngày một hoàn thiện trong tinh thần cũng như vật chất theo thánh ý Chúa. Hôm nay chúng ta mừng Lễ bổn mạng này trong Năm Thánh lòng thương xót Chúa. Năm Thánh đã đi qua gần nữa năm rồi, mà chúng ta đã cảm nghiệm lòng thương xót Chúa trong đời sống gia đình từng anh em chưa? Nếu rồi, chúng ta sống mệnh lệnh của Chúa cũng là câu chủ đề của Năm Thánh: “HÃY THƯƠNG XÓT NHƯ CHÚA CHA” trong gia đình mình chưa? Nếu chưa thì hôm nay là cơ hội tốt nhất để chúng ta ngồi dưới chân Chúa để cảm nghiệm lòng thương xót Chúa đối với từng gia trưởng từ khi lập gia đình cho đến bây giờ, để rồi chúng ta quyết tâm sống lòng thương xót đó đối với vợ con mình trong cuộc sống hôm nay ngõ hầu mỗi gia đình chúng ta là mái ấm đầy tình thương và hạnh phúc. Với tâm tình đó, tôi xin được chia sẻ với quý ông chủ đề: NGƯỜI CHA TRONG GIA ĐÌNH PHẢI CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT NHƯ CHÚA CHA.

 
Công Bố Lời Chúa (Lc 6,36-38)
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy". Đó là Lời Chúa.

          Quảng Diễn Lời Chúa
          Ai trong chúng ta không biết bài hát: “Tình Cha” của Ngọc Sơn, Ngọc Sơn viết rằng: “Tình Cha m áp như vng thái dương. Ngt ngào như dòng nước trôi đu ngun. Sut đi vì con gian nan. Ân tình đm sâu bao nhiêu. Cha hi! Cha già du yêu. Và con nh mãi nhng ngày tháng qua. K nim năm nào khó phai trong lòng. Nh hoài tui thơ bên cha. Gian kh ngày đêm chăm lo. Mong mun con được ln khôn. Còn nh nhng ngày y, nhng đêm trường giá lnh. Và Cha nm ôm con sưởi m nhng canh dài. Nh nhàng ôm con và Cha kh nói : "Này con yêu ơi ! Con hãy nh. Hãy nh li Cha sng cho nên người và con ơi ch bao gi di gian". Nghèo thì cho sch, rách rau cho thơm. Nhng li ca Cha năm xưa. Con nguyn ghi sâu trong tim. Cha hi! Cha già du yêu”.
          Qua bài hát này, Nhạc sĩ Ngọc Sơn muốn khắc họa lại một người cha giàu tình nghĩa đối với con cái: giàu tình, tần tảo sớm hôm nuôi con lớn khôn; giàu nghĩa: sưởi ấm con khi con lạnh giá ốm đau, dạy con sống nên người. Chúng ta thấy một người cha như thế thì quá tuyệt vời phải không? Đúng, tuyệt vời nhưng chưa hoàn hảo. Vì sao? Vì người cha ấy giàu tình nghĩa nhưng nếu con bất hiếu, bất trung, phạm tội không vâng lời cha, thì người cha đó phản ứng thế nào? Không biết.
          Còn chúng ta, chúng ta biết một Người Cha vừa giàu tình nghĩa vừa hoàn hảo đó là Thiên Chúa, và cụ thể hơn là Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, dung nhan lòng thương xót của Chúa Cha.
Kính thưa…
Lần giở lại những trang đầu tiên của Kinh Thánh, vì yêu thương con người, Thiên Chúa tạo dựng trời đất muôn vật và đặc biệt là con người. “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất" (St 1,27,28). Như vậy, Thiên Chúa quá yêu con người, yêu đến nỗi ban hết phúc–lộc-thọ của mình cho con người. Phúc: khôn ngoan, hạnh phúc này và đời sau; lộc: bá chủ mọi loài chẳng thua kém thần linh là mấy và thọ là sống đời đời với Chúa. Ấy nhưng, gia đình nhân loại đầu tiên này đã đánh mất phúc lộc thọ đó do không vâng lời Thiên Chúa, một Người Cha nhân từ, chậm bất bình nhưng giàu tình thương. Qủa thế, khi chồng vợ Adam - Eva phạm tội không trung thành với tình nghĩa của Chúa, Thiên Chúa không bỏ mặc con người. Vâng, lòng thương xót của Thiên Chúa muôn ngàn đời mãi trọn tình vẹn nghĩa với con người cho nên “Người có giận thì giận trong giây lát, nhưng yêu thương thì yêu thương đến muôn đời” (Tv 30,6). Chính Ngài đã sai Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu nạn, chịu chết và Phục sinh để làm cho chúng ta được phúc lộc thọ mà vợ chồng nguyên tổ đã đánh mất. Qủa vậy, Thiên Chúa như Người Cha Nhân Từ không mệt mỏi dang rộng đôi tay đón nhận từng đứa con trở về với tình thương bao la hải hà cho dù chúng ta có bỏ Chúa, Chúa không bỏ ta vẫn một lòng yêu thương ta, vì bản chất của Ngài là tình yêu. Thiên Chúa là Tình Yêu, “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4,9).
Qủa thế, trọn cuộc sống dương gian của Chúa Giêsu, từ lúc chào đời cho đến chết và Phục sinh, được gồm tóm trong hai chữ “THƯƠNG XÓT”. Thứ nhất, vì thương xót, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Thứ hai, vì thương xót, Chúa Giêsu đã mạc khải Chúa Cha (Ga 8,19) và căn tính của mình cho mọi người biết Ngài là Con Thiên Chúa (Ga 10,36), là Đấng Mêsia (Ga 1,36-41) được Chúa Cha sai đến (Ga 3,17a). Ngài còn mạc khải Nước Thiên Chúa để phàm ai tin vào Ngài sẽ được Nước ấy làm gia nghiệp (Ga 3,5) và được sống muôn đời (Ga 3,15). Thứ ba, vì thương xót, Ngôi Hai Thiên Chúa đến thế gian như người tôi tớ phục vụ, chăm sóc, an ủi và yêu thương hết mọi người. Cuối cùng, vì vì thương xót, Chúa Giêsu đã hiến thân mình trên cây thập giá để cho mọi người được hưởng phúc lộc thọ và chứng tỏ Thiên Chúa luôn trọn tình vẹn nghĩa với con người dù con người có bỏ Chúa. Đó Người Cha hoàn hảo là ở đấy!  
Như vậy, Chúa Giêsu là dung nhan nhân từ của Chúa Cha, nên Ngài dạy giới người cha chúng ta hôm này rằng để trọn tình vẹn nghĩa với vợ con, thì: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. Thế nào là nhân từ và lòng thương xót? Đối với Thánh Kinh nhân từ nói lòng âu yếm, nhân ái, thương xót, trắc ẩn, khoan dung, tha thứ. Tất cả những đức tính này ta thấy rõ nhất nơi Chúa Giêsu, dung nhan Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha. Nhận ra tình yêu thương xót của Thiên Chúa dành cho chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy dùng tình yêu thương xót đó mà đối xử với nhau trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống gia đình.

Kính thưa quý ông,
Tông Huấn mới đây nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “Amoris Laetitia, Niềm Vui Yêu Thương” ban hành ngày 8-4 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã liệt kê ra những đức tính mà người cha trong gia đình cần phải sống để tình yêu thương xót vợ chồng, con cái được mãi trung tín và hiến thân cho nhau làm cho gia đình mình được phúc lộc thọ của Chúa và của nhau. Cho nên, Đức Thánh Cha nói rằng: “Lòng yêu thương được cảm nghiệm và nuôi dưỡng trong cuộc sống hàng ngày của vợ chồng và con cái đối với mọi hoàn cảnh cụ thể của mọi gia đình là điều hữu ích”.

1. Lòng yêu thương thì kiên nhẫn – chịu đựng
Kiên nhẫn không có nghĩa để mình luôn bị đối xử tệ, khoan thứ những vụ gây hấn thể lý hoặc để người khác lợi dụng ta. Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là sự chịu đựng mọi sự trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực. Cho nên, nếu ta không kiên nhẫn, ta phản sẽ ứng một cách hung hãn. Vậy, trong gia đình, nếu không vun đắp tính kiên nhẫn, ta sẽ luôn tìm kế bào chữa cho việc phản ứng đầy giận dữ. Kết cục ta sẽ mất hết khả năng sống với nhau, không kiểm soát được các bốc đồng của ta, và gia đình ta sẽ trở thành bãi chiến trận. Chính vì thế Lời Chúa dạy ta rằng “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4,31). Tóm lại, người gia trưởng trong gia đình luôn có đức tính nhẫn nại chịu thương chịu khó trong mọi hoàn cảnh để chấp nhận nhau, dung hòa với nhau, chịu đựng lẫn nhau và cùng nhau xây dựng tình nghĩa vợ chồng bền lâu cho nên “Yêu nhau mọi sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.

2. Lòng yêu thương phục vụ người khác
Công Đồng Vaticanô II đã nói trong số 49 của Hiến Chế Vui mừng và Hy Vọng rằng: Để có thể chu toàn trách nhiệm của đời sống hôn nhân và gia đình, người ta cần phải có những nhân đức anh hùng trong đó có nhân đức vâng phục. Tới đây, các ông gia trưởng sẽ nói nếu có vâng phục, thì chỉ có người vợ vâng phục chồng mà thôi, nếu không thì làm sao ông bà ta có câu để đời: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Thánh Phaolô chẳng nói rằng, chồng là đầu, là thủ lãnh của vợ đó sao? Nếu đúng như thế thì chúng ta chối bỏ sự bình đẳng của vợ chồng và không lấy tình yêu thương xót làm dây ràng buộc giữa vợ chồng. Thật ra, sự vâng phục giữa vợ chồng mà chúng ta đang đề cập ở đây chính là sự phục vụ lẫn nhau. Cụ thể, nhìn vào gia đình Thánh Gia, Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu rõ sự phục vụ này rõ nhất, đáng cho mọi thành viên gia đình chúng ta noi theo. Chẳng hạn, Thánh Giuse cưới vợ nhưng chưa chung sống thì vợ mình đã có thai, Giuse phải đau khổ lắm! Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20); rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt 1,20). Nhận ra thánh ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về”(Mt 1,24). Trong khi sống chúng với Đức Mẹ, Thánh chắc bị người đời chê trách dữ lắm, nhưng Thánh Giuse vâng phục ý Chúa và phục vụ Đức Mẹ trong mọi biến cố của đời sống hôn nhân. Cụ thể, khi Đức Mẹ sinh Chúa khó khăn cực khổ tại Bêlem, Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày. Cuộc sống trước mắt của Thánh Giuse lúc ấy là lắm gian truân vất vả, nhưng thánh Giuse luôn tín thác lòng Lòng Thương Xót Chúa nên ngài đã phục vụ vợ con của mình, “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). Rồi khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng, Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi, đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel” (Mt 2,21), thánh Giuse vâng lời thánh ý Chúa lên đường về lại quê hương. Qủa thật, bất cứ hoàn cảnh nào, dù bình an hau gặp những thử thách gian truân, Thánh Giuse vẫn can đảm kiên cường phục vụ mọi thành viên trong gia đình vượt qua trong niềm tin tưởng, phó thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Còn sự phục vụ của Đức Mẹ thì hết chỗ chê. Đức Mẹ Maria có cuộc sống bình thường và bình dị. Đức Mẹ phục vụ chồng con như bao bà vợ, bà mẹ khác, cũng phải lao động, phải đau khổ, phải mệt nhọc, lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn mặc dù là Mẹ Thiên Chúa, vô nhiễm nguyên tội. Đến Chúa Giêsu, tuy làm đầu của Giáo Hội nhưng phục vụ và trao ban mạng sống mình vì Giáo Hội, “Chúa Giêsu đã vâng phục và đã vâng phục cho đến chết”. Cái chết trên thập giá của Ngài là tột đỉnh của sự vâng phục và phục vụ.
Qua bí tích Rửa Tội người tín hữu Kitô được nên một với Chúa Giêsu, tức là họ phải đi con đường vâng phục của Ngài. Nhưng trong bí tích Hôn Phối, người tín hữu còn sống tinh thần vâng phục của Chúa Giêsu một cách đặc biệt hơn. Cộng đồng tình yêu được thiết lập qua bí tích Hôn Phối đòi hỏi hai người phối ngẫu phải thực thi sự vâng phục hơn bất cứ nơi nào. Trong quan hệ vợ chồng, không ai làm đầu hay làm bề trên, mỗi người đều là đầu của người khác. Bởi vì cả hai đã nên một trong thể xác và tinh thần. Trong bí tích Hôn Phối, hai vợ chồng Kitô hữu cam kết làm chứng cho tình yêu và sự vâng phục của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống của họ. Nếu không có sự quên mình, nếu không có sự vâng phục và phục vụ nhau, làm sao họ có thể làm nhân chứng cho tình yêu của Ngài được? Làm sao có chuyện: “râu tôm nấu với ruột bầu chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Cho nên, Chúa Giêsu dạy: Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6,38). Có nghĩa là gia trưởng chúng ta phải phục vụ quên mình vì những người mình yêu, họ là máu mủ của ta và sâu xa hơn nữa họ là hình ảnh của Chúa, con cái Chúa. Cho nên, chúng ta cứ phục vụ đi, Chúa sẽ phục vụ chúng ta bằng cách ban ơn này ơn khác vì anh em đong đấu cho Chúa nào, Chúa sẽ đong ta bằng đấu ấy. 

3. Lòng yêu thương thì tha th
Mt khi ý xấu đã bén r trong trái tim ta, nó s dn ta ti ch hn thù sâu xa. Lòng thương xót “không tính sổ sự ác”; “nó không hận thù”. Đối nghịch với hận thù là tha thứ. Tha thứ là luôn tìm cách hiểu các yếu đuối của người khác để miễn thứ. Như Chúa Giêsu đã nói, “Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Ấy thế mà trong cuộc sống vợ chồng, chúng ta cứ đi tìm hết lỗi này tới lỗi nọ, tưởng tượng ra đủ thứ ác lớn hơn, giả định đủ thứ ý xấu, và do đó, hận thù cứ thế gia tăng và sâu xa hơn. Cứ thế, mọi lỗi lầm hay thiếu sót từ phía người cha đều có thể gây hại tới mối dây yêu thương và bền vững của gia đình.
Thực tế, khi ta đã bị xúc phạm hay bị hại, tha thứ là chuyện dễ dàng. Nhưng, là người cha Công giáo làm được vì Lời Chúa dạy như đinh đóng cột rằng: Qúy ông đừng xét đoán vợ con, thì quý ông sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Qúy ông đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Qúy ông hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Cho nên, tha thứ đòi mỗi người và mọi người phải sẵn sàng và quảng đại mở lòng mình ra để hiểu, để chịu đựng, để tha thứ, để hòa giải. Để được như thế, hôm nay chính mỗi người chúng ta đây phải cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa, Ngài không mệt mỏi tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta. Lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta là vô điều kiện và ta không thể mua hay bán được lòng yêu thương của Chúa Cha, thì ta sẽ có khả năng biểu lộ được một tình yêu không bờ bến và tha thứ cho vợ con mình cả khi họ đã gây hại đến ta. Nếu không có tha thứ, đời sống gia đình của ta sẽ không còn là nơi để hiểu nhau, để nâng đỡ và khích lệ nhau, mà đúng hơn, chỉ là một nơi triền miên căng thẳng và phê phán lẫn nhau. Lúc ấy, chúng ta mới cảm nghiệm được câu nói của ông bà xưa rất đúng: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi trót vẹn câu thề”. Vì vậy, tha thứ là một trong những nhân tố làm cho tình nghĩa vợ chồng được sắt son và bền lâu cho đến hết hơi cho đến trong đời. Chứ không có chuyện: “Chiu hôm nay tiếng hát bay cao. Quỳ bên nhau trước Đng ti cao. Ha yêu nhau,trao câu th chung sng trn đi. Ri mai đây,kiếp sng có đôi. Đi bun vui mãi mãi bên nhau. Khn xin M thương dt dìu tình yêu dâng cao”. Nhưng hôm nay: “Thôi là hết anh đi đường anh. Tình duyên mình ch by nhiêu thôi. Còn mong gì hình bóng xa xôi. Nhc làm gì chuyn năm xưa. Cho tim thêm ngn ngơ. Thôi là hết em đi đường em. T nay su dm nát tim côi. Vì sao tri đành bt duyên em. L làng cùng người em thương”. Ông Trời đâu có bắt tình duyên vợ chồng phải lỡ làng, do chúng mình bắt nhau đó thôi vì không tha thứ cho nhau!

Kính thưa…
Hôm nay, ngày 1-5 lễ Thánh Giuse lao động ngày bổn mạng các gia trưởng trong giáo xứ chúng ta. Một năm có hai ngày lễ Thánh Giuse: ngày 19-3 là Lễ Thánh Giuse bạn trăm năm của Đức Maria, bổn mạng của Giáo hội Hoàn vũ, Giáo Hội Việt Nam; Lễ Thánh Giuse lao động ngày 1-5 là Lễ bổn mạng của giới thợ thuyền, giới lao động nghèo, các gia trưởng. Tại sao chọn ngày này, bởi vì Thiên Chúa biết Chúa Giêsu cần một dưỡng phụ để dưỡng dục. Cho nên, Thánh Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm Dưỡng phụ của Chúa Giêsu, dưỡng dục Ngài trên trần gian. Thánh kinh cho chúng ta biết rằng Thánh Giuse là “người công chính”, nghĩa là ngài là người tốt, chân thật, công bình, yêu thương, phục vụ và yêu kính Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Gia đình của Giuse cũng như mọi gia đình khác, cũng có những khó khăn cả tinh thần lẫn vật chất. Những điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm, lo lắng, nhẫn nại chịu đựng và hướng dẫn của một gia trưởng đạo đức, giàu tình thương, có kinh nghiệm và trách nhiệm. Nhờ đức tính chịu khó hy sinh, cần cù, đại đức, hiền lành, quảng đại, hiểu biết của một gia trưởng, một người chồng, người cha, Thánh Giuse đã đáp ứng mọi nhu cầu, hoàn cảnh và những khó khăn của vợ con trong gia đình mình cách thực tế hơn. Chính qua lối sống và hành xử ấy, Giuse đã làm cho mọi thành viên trong gia đình hòa thuận thương yêu nhau đặc biệt tin tưởng và phó thác vào lòng thương xót của Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Trong đời sống hôn nhân, gia đình do thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, do thiếu nhận thức về giới hạn và phạm vi của mình, nhiều người chồng, người cha đã có những hành động vũ phu, lộng ngôn và lỗ mãng. Lời nói và hành động họ phản ảnh thái độ thiếu tự tin, thiếu hiểu biết, thiếu trưởng thành nhân cách và lòng đạo đức. Những ông gia trưởng này cần phải học nơi Giuse lòng thương xót của một người cha. Vì chỉ có lòng thương xót của người cha, người gia trưởng mới thấy được nhiều nét đẹp của vợ, của con để vui mừng, hãnh diện, đồng thời để nâng đỡ. Chỉ có lòng thương xót của người cha, họ mới có thể kiểm soát tư tưởng, lời nói và hành động sao cho những lời nói ấy trở thành khuôn vàng thước ngọc, trở thành sự an ủi và khích lệ cho mọi thành phần trong gia đình. Chỉ có lòng thương xót của người cha, họ mới nhận ra rằng không phải hễ la mắng, chửi rủa, hoặc trấn át vợ con là mọi chuyện đều được giải quyết, và không thể áp đặt những thái độ vũ phu để nhằm che lấp những thiếu sót và yếu điểm của mình. 
Ước gì, giới gia trưởng chúng ta, những vị cột trụ trong gia đình hôm nay luôn hướng nhìn lên Chúa Giêsu, dung nhan lòng thương xót của Chúa Cha và Thánh Cả Giuse trong cách lãnh đạo gia đình bằng cung cách của Chúa: kiên nhẫn, chịu đựng, phục vụ, tha thứ và thương xót của Chúa và Thánh Giuse. Nguyện xin lòng thương xót Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse ban muôn vàn ơn lành xuống trên quý ông và anh em gia trưởng, để quý vị luôn chèo lái con thuyền gia đình vượt qua sóng đời và cập bến bình an. Amen.

Hát: CẦU XIN THÁNH GIA
Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo. Thuở xưa, miền Na-gia-rét Thánh gia Người vui sống. Nêu gương cho tất cả gia đình cần lao. Tình yêu tha thiết với cảnh đời đơn nghèo. Cho người Cha hết sức yêu mến tận tình. Biết nêu gương sáng chốn gia đình. Dù bao phong trần lòng được luôn sướng vui. Vững tay đưa thuyền qua sóng đời


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét