1. HUẾ – SÀI
GÒN – HÀ NỘI
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác.
Luật chơi: Huế: Ngồi, tay chống nạnh.
Sài-gòn: Đứng rùn
chân, tay chống nạnh.
Hà-Nội: Đứng thẳng,
tay xuôi, tư thế nghiêm.
Qt vừa nói vừa làm cử điệu, tất cả làm theo, nhưng làm theo
lời Qt nói chứ không làm theo cử điệu của Qt. Ai làm sai sẽ có hình phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không làm theo hành động.
2. TÔI BẢO
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác.
Luật chơi: Qt bảo gì, tất cả phải làm như vậy, nhưng khi nào có từ (tôi bảo)
mới làm, không có từ “tôi bảo” thì không làm, ai làm sẽ bị phạt. Thí dụ:
Qt: Tôi bảo mọi
người hát: bốn phương trời...
Tc: hát “Bốn
phương trời”
Qt: thôi (vẫn
tiếp tục hát)
Qt: tôi bảo thôi
(ngưng ngay)
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không làm theo hành động.
3. CON CÒ, CON BÒ, ÔNG LÒ
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự phân biệt khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Con cò: đứng 1 chân, người hơi khom, tay phải để trên trán làm
mỏ cò, tay trái để đàng mông làm đuôi cò.
Con bò: khum người,
2 tay chạm đất, gối thẳng làm con bò.
Ông lò:
2 tay vòng tròn phiá trước, rùn 2 gối làm hỏa lò.
Qt nói
“con
cò” và làm cử điệu con cò, mọi người lặp lại và làm đúng cử điệu con cò.
Qt nói tiếp “Con bò”, “Ông lò” và làm cử điệu theo lời nói.
Khi mọi người đã quen, Qt ra luật: “tôi nói
1 đàng, làm một nẻo, tất cả làm theo lời tôi nói, chớ đừng làm theo việc tôi làm.
Ai làm sai sẽ có hình phạt”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
4. LỄ PHÉP 1
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Chào cô: tay phải vẽ ½ vòng tròn, từ vai trái vòng xuống khỏi
chân phải.
Chào thầy: khoanh tay
+ cúi đầu.
Chào
cụ: chụm 2 tay trước ngực, cúi đầu.
Chào
xếp: chào kiểu lính.
Qt
đi đến 1 người nào đó trong vòng tròn vừa nói vừa làm cử điệu, nhưng nói khác làm
khác. Người đó phải làm theo lời nói của Qt, chứ không làm theo cử điệu của Qt.
Ai làm sai, mời ra giữa vòng.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Chào anh: giơ tay mặt thẳng lên trời.
Chào em:
giơ tay trái thẳng lên trời.
Chào
anh em: giơ cả 2 tay lên trời.
Qt
nói khác làm khác, ai làm sai lời nói của Qt sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
6. AI LÀ VUA? AI LÀ VỊT? AI LÀ VOI?
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Vòng tròn: Qt chỉ vào 1 người và nói: Ai
là vua? Người đó đáp: Ta là vua!, và giơ tay phải thẳng lên trời. Trong khi đó,
2 người hai bên qùi xuống, cung tay theo kiểu “cúc cung” và nói “muôn tâu bệ
hạ”.
Qt chỉ 1
người hỏi: Ai là vịt? Người đó miệng kêu cạp cạp cạp, 2 bàn tay đưa lên
ngang mặt làm mỏ vịt. Trong khi đó, người bên phải cong tay phải sát nách, đưa
cùi chỏ ra nhịp nhịp làm cánh vịt. Còn người bên trái thì đưa tay trái ra làm y
như trên.
Qt chỉ 1 người hỏi: Ai là voi?
Người đó làm cử điệu con voi. Trong khi đó người bênphải xoè bàn tay phải ra, đặt
ngay tai mình và nhịp nhịp làm tai voi, còn người bên trái thì dùng bàn tay trái
làm tai voi.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
7. BẮN SƯ TỬ
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Qt đến 1 người, đưa tay phải lên làm súng bắn “đùng, đùng”
Người đó giơ
2 tay ngang mặt, cùi chỏ sát mình, đáp “gừ gừ”
Nếu
Qt làm ngược lại “Gừ gừ”, thì người đó phải bắn “đùng đùng”. Ai làm sai bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
“Le plus beau métier d’homme
est le métier d’unir les hommes”.
Antoine
de St. Exupéry.
8. NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói để thực hiện hành động.
Luật chơi: Tất cả nói cái Qt chỉ, và chỉ cái Qt nói. Ai sai bị phạt, Thí dụ:
Qt nói:
Đây là con mắt của tôi (tay Qt chỉ lỗ mũi).
Tc: Đây là lỗ
mũi của tôi (tay chỉ con mắt).
Qt: Đây là cái
đầu của tôi (chỉ đít).
Tc: Đây là cái
đít của tôi (chỉ đầu).
Mục đích: Làm sôi động, vui tươi, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
9. NGƯỜI – SÓI – SÚNG
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn.
Người: đứng tư thế
nghiêm.
Sói:
2 tay đưa ngang 2 tai, xoè ra làm tai sói.
Súng:
tay phải đưa ra làm súng
Luật
chơi:
Qt đến 1 người nào đó:
- Nếu Qt làm
súng thì người đó làm người.
-
Nếu Qt làm người thì người đó làm sói.
- Nếu Qt làm
sói thì người đó làm súng
Qt làm càng lúc
càng nhanh, ai làm sai sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không theo hành động.
10. SÚNG – SÓI – NGƯỜI
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, khỏang 08 người tham dự trở lên.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau để thực hiện hành động với người đối diện.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ.
Luật chơi: Từng 2 đội đều nhau, hoặc những người dự chơi chia làm 2 phe bằng
nhau. Đứng 2 hàng đối nhau nhưng quay lưng vào nhau.
Súng: đưa 2 ngón
tay phải ra trước.
Sói:
mỗi bàn tay 2 ngón chiả ra trên đầu.
Người:
đứng khoanh tay.
Luật thắng thua:
Súng bắn chết sói – Sói làm hại người –
Người bẻ gãy súng.
* Khi Qt thổi
1 tiếng còi. 2 phe quay mặt vào nhau. Mỗi người làm 1 trong 3 cử điệu (súng – sói
– người). Qt theo luật trên mà phân ai thắng ai thua.
* Thi đấu như
vậy 5 lần để phân thắng bại. Có thể phân thắng bại theo đội, dựa vào tỉ số thắng
thua của mỗi lần.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua.
Vật dụng:
Lưu ý:
11. PHE ĐỐI LẬP
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân.
Rèn luyện: Phân biệt sự trái
ngược để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Tất cả chia làm 01 phe đối lập với Qt, hoặc chia làm 02 phe: Hữu –
Tả, phe Tả là phe đối lập. Qt hay phe Hữu nói những gì thì phe Tả nói ngược lại.
Thí
dụ:
Qt: Bàn
tay. – Phe Tả: Bàn chân.
Qt: Đầu gối. – Phe Tả: Cùi cho
Qt: Thiên Chúa. – Phe Tả: ma quỉ.
Qt: Các thánh
nam. – Phe Tả: các thánh nữ.
Qt: Tóc dài. – Phe Tả: tóc ngắn
Qt: Tóc em dài
em đi trong nắng.
* Phe Tả: Tóc anh ngắn
anh đi trong mưa.
- Qt: Tóc em thưa
em đi trong gió.
* Phe Tả:
tóc anh không có anh đi vô chùa.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
ngược lại với người đối diện nhưng phải chính xác.
12. VỖ ĐẦU – XOA BỤNG
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự trái
ngược để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp:1= xuống; 2 = lên.
Xoa bụng:
tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại.
Qt
bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài
hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng.
*
Lưu
ý:
Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu
cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng.
*Ai làm sai,
mời ra giữa sẽ có hình phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Quản
trò nên giải thích và làm nháp trước.
13. BẠN ƠI HÃY LÀM
Thể loại: Trò chơiphản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Lắng nghe để thực
hiện động tác.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: “Bạn ơi hãy làm, như thế này bạn nhé, đừng có làm sai, có chi mà bạn
ngại”. Qt đọc từng câu và làm cử điệu, mọi người lặp lại vừa đọc vừa làm y như
Qt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý:
14. SÍP – SÁP
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự trái
ngược để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện đúng.
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn, Qt chỉ vào một người và nói “síp” hoặc “sáp”
*Nếu Qt nói
“síp” thì người được chỉ phải nói lớn tên của người bên phải, nếu nói “sáp” thì
phải nói tên của người bên trái. Ai nói sai, ra thế Qt và trò chơi tiếp tục.
*Khi mọi người
khá quen, ít ai nói sai, Qt có thể đổi lại:
-
Síp nói tên người bên trái
-
Sáp nói tên người bên phải
*Ai nói sai,
có hình phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Qt
luôn có sẵn một số trò chơi hình phạt, và biết sử dụng nó đúng lúc.
15. BẠN HAY TÔI
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói để thực hiện đúng.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn:
. Qt
nói “trái” thì mỗi người lấy tên của người bên trái làm tên của mình.
.
Qt
nói “phải” thì mỗi người lấy tên của người bên phải làm tên của mình.
·
Khi Qt nói Phải (hoặc Trái), liền theo đó Qt gọi tên ai
thì người mang tên mới đứng lên.
· Ai sai thì phạt.
· Có thể Qt nói Phải,
hoặc Trái, rồi sau đó Qt gọi 1 vài tên. Ai mang tên mới đó đổi chỗ nhau. Sau
khi đổi chỗ, Qt nói “Phải” “Trái” lại, và những người “đổi chỗ” phải là tên của
2 người 2 bên mình mới tới.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và để kết thân.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói của Qt.
16. LƯỢM
MANNA I
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Đứng vòng tròn. Tất cả vừa nói vừa làm theo Qt.
. “Manna trên
trời”: 2 tay đưa lên trời.
.
“Manna dưới đất”: 2 tay hạ xuống đất.
.
“Ta hốt Manna”: khum xuống, 2 tay đưa ra, rồi hốt vào.
.
“Ta cho vào miệng”: Tay phải đưa vào miệng.
.
“Ta nuốt Manna”: Tay phải vuốt từ miệng xuống ngực.
*Khi
mọi người đã quen. Qt làm một đàng, nói một nẻo. Tất cả làm theo điều Qt nói, đừng
bắt chước điều Qt làm.
*Ai
làm sai, ngồi xuống, đợi trò chơi hình phạt kế tiếp.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói, không làm theo hành động.
17. EM HỌC TOÁN LỚP 3
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: lắng nghe các số điếm để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Vòng tròn. Qt ôn tập những số chia chẳn cho 3: 3, 6, 9, 12, 15...
*Qt
cho đếm số theo thứ tự 1, 2, 3, 4... mỗi người đếm lớn tiếng số của mình, nhưng
những ai trúng nhằm số chia chẳn cho 3 (như 3, 6, 9, 12...) thì không được đếm
số mà phải vỗ tay.
Thí dụ:
1 –2 * 4 – 5 * 7 – 8 - * - 10...
*Những ai đếm
sai số của mình: Chết. Còn những ai trúng số chia chẳn cho 3, vừa đếm số vừa vổ
tay: chết.
*Ai chết, ngồi
xuống. Mỗi lần có người chết, Qt bắt đầu
lại, và chỉ đếm số với những người còn sống. Theo kinh nghiệm, cuối cùng
chỉ có 3 người còn sống.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói một cách chính xác và linh động.
18. SỐNG – CHẾT – THIÊN ĐÀNG – HOẢ NGỤC
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự
khác nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn. Tất cả làm và nói theo Qt:
·
“Sống” = chạy tại
chỗ
·
“Chết” = đứng im
·
“Thiên đàng” = nhảy lên đưa tay cao chữ Vị trí
·
“Hoả ngục” = ngồi đời tay bó gối.
*Khi đã quen, Qt nói một đàng, làm một nẻo. Tất
cả làm theo điều Qt nói, chớ đừng bắt chước điều Qt làm.
*Ai làm sai,
ngồi xuống chờ đợi hình phạt sau. Khi đã có 1 số đông người bị phạt, có thể phạt
bằng trò chơi:
“Thiên đàng
hoả ngục hai quê,
Ai khéo
thì nhờ, ai vụng thì sa,
Hằng đêm nhớ Chúa nhớ cha,
Đọc kinh cầu
nguyện kẻo sa linh hồn,
Linh hồn phải
giữ linh hồn,
Để trong giờ
chết được lên Thiên Đàng”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói một cách chính xác và linh động.
19. KỂ CHUYỆN HÈ
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự
khác nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói để thực hiện động tác.
Luật chơi: Qt kể rằng: Tôi thấy các
bạn đi dạo chơi trong những ngày nghỉ hè, tôi thấy các bạn chơi giả xe hơi, xe
lửa vv...
*Mỗi lần Qt nói
“tôi thấy” thì tất cả bắt chước làm cử điệu,
nếu Qt không nói “tôi thấy” thì không được làm.
. Qt nói “tôi
thấy”, ai không làm: phạt
.
Qt không nói “tôi thấy”, ai làm: phạt.
**(Đây
là 1 cách ôn tập trò chơi, nên Qt cố nêu lên nhiều trò đã chơi).
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói một cách chính xác và linh động.
20. CÁC DẤU CÂU
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác.
Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn (đứng), tất cả vừa nói vừa làm theo Qt:
- Dấu chấm: Chấm chân phải 1 cái (.)
- Hai chấm: Nhảy dậm 2 chân, xoay người dọc
(:)
- Dấu phẩy: Mũi chân phải ngoáy 1 cái (,)
- Chấm hỏi: Mũi chân phải ngoặc 1 vòng rồi
dậm 1 cái (?)
-
Mở ngoặc kép: Nhảy 2 chân lên trước
(“)
-
Đóng ngoặc kép: Nhảy 2 chân ra sau
(”)
*Sau đó, Qt làm
1 đàng nói một nẻo. Tất cả phải làm theo điều Qt nói, chớ đừng làm theo cái Qt
làm. Ai sai ngồi xuống, chờ sẽ bị phạt.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói một cách chính xác và linh động, mà không làm theo hành động.
A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire.
21. LỜ ĐI
Thể loại: Trò chơi phản
xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Phân biệt sự khác
nhau của lời nói để thực hiện hành động.
Giáo dục: Chú
ý vào lời nói để thực hiện động tác.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn. Qt gọi tên ai thì người đó “lờ đi”, nhưng người bên
phải của người đó thưa “có tôi”.
*Ai sai (cả
người được gọi người bên phải họ) thì phạt.
*Có thể Qt gọi
tên ai, người đó giơ tay lên nhưng không nói gì. Còn người bên phải họ đáp “có
tôi”.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ
Vật dụng:
Lưu ý: Làm
theo lời nói một cách chính xác và linh động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét