CHÚA LÀ NGUỒN NƯỚC HẰNG SỐNG
Lời Chúa: Xh 17,3-7;
Rm 5,1-2.5-8; Ga 4,5-42
Lời Chúa trong Bài đọc 1 nói đến một vị lãnh đạo tài ba của dân Israel
ra khỏi Ai cập về lại miền đất Hứa và ông cũng là người đại diện cho tất cả lề
luật Cựu ước, đó là ông Môsê. Xuyên qua cuộc đời và những biến cố của Môsê,
chúng ta khám phá ra khuôn một người được Thiên Chúa hằng yêu thương chăm sóc,
gìn giữ ông thoát mọi hoàn cảnh nguy nan đưa ông đến nguồn sự sống đời đời đồng
thời giải thoát con người khỏi tội lỗi. Ông Môsê sinh ra trong hoàn cảnh khó
khăn và nguy hiểm. Khi sinh ra, ông được đặt trong cái thúng thả trôi sông, sự
sống của ông đúng ngàn cân treo sợi tóc. Thế nhưng chính trong hoàn cảnh đấy
Chúa đã ra tay che chở. Cô gái con gái của vua Pharaon tắm sông, thấy và vớt
đem về nuôi cho ăn học văn võ song toàn dù là ông người là Do thái hầu chuẩn bị cho ông lãnh đạo dẫn
dân Chúa ra khỏi Ai cập. Khi giải thoát dân Israel ra khỏi Ai cập, ông Môsê và
dân Chúa phải trải qua 40 năm trong sa mạc biết bao nhiêu khó khăn gian khổ đói
và khát. Chính lúc ấy dân Do thái đặt câu hỏi với ông Môsê có Chúa ở với chúng
tôi không? Chúa trả lời bằng hành động, bảo ông Môsê lấy gậy đập vào tảng đá nước
vọt ra và dân đến múc uống đả cơn khát. Rồi Thiên Chúa tỏ danh của Ngài cho
Môsê là Ta là hằng hữu, rồi chính Ngôi hai Thiên Chúa xuống thế làm người có tên
là Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Qủa thế, hôm nay Thiên Chúa ở với chúng ta để chia sẻ cơn khát và đói với
chúng ta. Cụ thể, Tin Mừng chúng ta vừa nghe kể rằng có một người phụ nữ Samari
đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống!”
Rồi trên cây thập giá, Chúa Giêsu kêu than rằng: Ta khát. Rõ ràng Chúa Giêsu là
Chúa xuống thế làm người để chia sẻ những cơn khát nước, khát cơm áo của chúng
ta và còn hơn thế nữa Ngài khơi dậy cơn khát sâu thẳm đó là: khát tự do, khát
công bằng, chân lý, yêu thương, khát hạnh phúc và sự sống đời đời. Vì thế, mà Người
phụ nữ Samari liền nói: "Ông là người
Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao? Đức Giê-su
trả lời: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị:
"Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho
chị nước hằng sống." Đức Giê-su nói tiếp: "Ai uống nước này, sẽ lại
khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ
trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."
Mùa chay Giáo hội mời chúng ta ăn chay, cầu nguyện, hy sinh và hãm mình
để giúp chúng ta khám phá ra mình cơn đói và khát thể xác thật khổ sở biết bao và
chỉ trong cơn đói và khát ấy mình lại khám phá ra rằng nếu mình đói khát Thiên
Chúa và đói khát sự sống đời đời, thì cuộc đời này và đời sau mình sẽ khốn khổ
biết mấy. Cho nên, chỉ có Chúa Giêsu mới có khả năng thoả mãn cơn khát trong
sâu thẳm này. Ngày xưa, ông Môsê lấy gậy đập tảng đá nước vọt ra dân uống, đả
khát; ngày nào đó người lính cầm đòng đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu nước và máu
chảy ra. Người Công giáo tin rằng dòng nước và máu đó là dòng máu sự sống làm đả
cơn khát sâu nhất trong lòng con người, quả đúng như lời Chúa Giêsu quả quyết: “Ai
uống nước này sẽ còn... không khát bao giờ...”.
Cuộc sống của chúng ta là hành trình
đi trong sa mạc. Một khi đã ra đi là giả từ cái gì trong quá khứ, đồng thời dấn
bước vào hành trình của tương lai có nhiều nguy hiểm và thiếu thốn đủ điều
nhưng điều quan trọng là Chúa đi với chúng ta, Chúa ở trong mọi bước đường của
cuộc sống. Chúa Giêsu chia sẻ với chúng ta tất cả: cô đơn, đói, khát, ngược đãi,
đau khổ... kể cả những hoàn cảnh bi đát nhất, Chúa ở với chúng ta và ơn Chúa
luôn đủ cho ta. Vì chưng, Lời Chúa trong bài đọc hai xác quyết: “Một khi đã được nên công chính nhờ đức tin,
chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vì
chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên
Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng
được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Nhưng không phải chỉ có thế; chúng ta còn
tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng;
ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung
kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng,
vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người
ban cho chúng ta”.
Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận để Chúa ở với mình hay
mình để Chúa ở với chúng ta không? Giống vợ chồng ở với nhau: mình với ta tuy
hai mà một ta với mình tuy một mà hai, tình yêu nối kết chúng ta, ta thương
nhau quá nên hai hóa ra thành một. Cho nên, ở với Chúa có nghĩa là trung tín,
chung thủy với Chúa trong từng bước đi của cuộc sống; dám tin vào Chúa ngay cả
những cái xem ra mau thuẫn, nghịch thường, khó khăn nhất, đau khổ nhất. Nếu
chúng ta chấp nhận để Chúa ở với mình chắc hành trình của chúng ta sẽ đi về sự
sống đời và ở nơi đó cơn khát sâu xa nhất của lòng người được thoả mãn. Cụ thể
là ông Môsê mà chúng ta vừa mới chiếm ngắm. Rồi, Thánh Augustinô, sau một khoảng đời đi tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền
tài, tình yêu, hạnh phúc, cuối cùng đã chán ngán, ăn năn sám hối trở lại với
Chúa và ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa
dựng nên con cho Chúa, thế mà bấy lâu nay con chỉ mải mê tìm kiếm cái gì khác ở
ngoài Chúa. Vì vậy lòng con luôn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an
nghỉ trong Chúa. Lạy Chúa, con đã biết Chúa quá muộn! Con đã yêu Chúa muộn quá
rồi!”. Người thiếu phụ Samari hôm nay khi gặp được Đức Giêsu – nguồn mạch
nước hằng sống – đã phải thốt lên với mọi người: “Mau hãy đến xem một ông đã
nói với tôi mọi việc tốt đã làm. Phải chăng ông ấy là Đấng Kitô”. Sau khi dân
thành Samari kéo đến gặp Chúa Giêsu và xin Ngài ở lại, họ đã hân hoan tuyên
xưng rằng: “Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin. Chính chúng tôi đã
nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng Cứu Thế”.
Lạy Chúa, chúng con tin và tôn thờ Chúa
là nguồn Nước Hằng Sống và chỉ có Chúa mới đem lại sự sống đời đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét