ĐI TU - MỘT ĐỜI THEO CHÚA
Lời Chúa: Mc 2,13-17
Qúy Soeur kính mến,
Sách Niên giám Thống kê Giáo hội xuất bản năm nay cho thấy một Giáo hội năng động giữa một thế
giới đang diễn ra nhiều biến động. Nếu châu Phi xuất hiện như một lục địa đầy
hy vọng đối với Giáo hội Công giáo, thì châu Âu, Châu Á lại sụt giảm về số thừa
tác viên được truyền chức thánh, đặc biệt giảm sút số lượng tu sĩ nam nữ. Vì sao họ không còn sống đời sống tận hiến, họ không
đi theo tiếng gọi của Chúa nữa? Vì tình cảm, vì tiền, vì không hợp đời tu, vì
sức khỏe, vì Chúa không chọn… Ôi thôi đủ
thứ lý do. Thử hỏi tại sao có những lý do ấy ấy, bởi vì họ sống với Chúa không
hết tình và hết mình nghĩa là hết linh hồn, hết sức hết trí khôn. Nói theo ngôn
ngữ nhà tu là vì họ chưa dứt khoát vất bỏ tính tham sân si để sống trọn và đúng
với lời đã khấn hứa với Chúa Giêsu, Đấng kêu gọi chúng ta đi theo Ngài trên con
đường thánh thiện và mưu ích cho các linh hồn, như hôm nay Ngài kêu gọi ông
Mátthêu.
Thưa quý Soeur,
Mátthêu là Lê vi con của Anphê, Ông làm nghề thu thuế (Mt 2, 14),
một cái nghề hái ra tiền, có địa vị, có danh. Ấy thế mà, hôm nay, Chúa Giêsu đi
ngang qua và cất tiếng gọi ông: “Anh hãy theo tôi” và Mátthêu đã nhanh nhẹn “đứng dậy” đi theo
Ngài, bỏ lại tất cả tiền tài, danh vong cùng với cả cái nghề đã gắn bó với mình bấy lâu nay. Từ “đứng dậy” trong tiếng Hy Lạp cũng là từ được dùng để chỉ sự phục
sinh. Chúa Giêsu đứng dậy, chỗi dậy từ cõi chết. Đây chính xác là ý nghĩa của
việc theo Chúa: đứng dậy để thay đổi hẳn con người chúng ta như một cuộc phục
sinh, sống một đời sống mới. Khi đứng dậy và theo Chúa, cuộc đời Mátthêu đã
thay đổi hẳn. Ông đã phải bỏ mọi sự đằng sau, cả con người cũ lẫn nghề nghiệp
cũ. Dẫu vậy, ông vẫn liều lĩnh quyết định. Liều lĩnh đến độ không biết tương lai
sẽ ra sao, đi theo Chúa có đảm bảo được cuộc sống của ông không. Tuy nhiên, chính vì sự liều lĩnh này mà
Chúa đã dẫn ông bước đi trên con đường mà có lẽ chính ông cũng không bao giờ nghĩ tới. Từ một người bị khinh rẻ trong xã hội, Mátthêu trở thành
người ngồi cùng bàn với Chúa. Ông không còn ở vị trí bên lề mà bước vào vị trí
trung tâm vì Ông đã trở nên một chứng nhân sống động cho Giáo hội bằng một kho tàng vô giá là
“Tin Mừng theo thánh Mátthêu”. Đây như một kỷ vật mà ông trao tặng cho toàn thể
nhân loại, nhờ đó mà mọi người có thể nhận biết Chúa để được cứu độ.
Rõ ràng, Thánh Mátthêu đã sống lời khuyên của Chúa: khiết tịnh, khó nghèo và
vâng lời một cách triệt để, trọn đời và chân thành.
Kính thưa quý Soeur
Ơn gọi vào đời sống thánh hiến là triệt
để đi theo Chúa Giêsu. Đó là lời kêu gọi tới một sự biến đổi con tim, lý
trí và hành động của chúng ta qua các lời khuyên Phúc Âm: Khiết tịnh, khó
nghèo và vâng lời, chính các Soeur đã khấn hứa những lời này trong ngày chúng
ta tuyên khấn lần đầu. Lời Khấn ấy đụng chạm đến ba lãnh vực của con người:
·
Tình cảm - Đức Khiết Tịnh
·
Sở hữu của cải - Đức Khó Nghèo
·
Quyền lực - Đức Vâng Lời
a.
Vâng Lời
Thánh Phaolô tông đồ
nói: “Đức
Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị
ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân
nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-9). Như Chúa Giêsu, người Tu
sĩ vâng lời Thiên Chúa xuyên qua cuộc sống tận hiến mình bằng việc lắng nghe và
vâng lời Chúa mọi đàng khi làm bề trên cũng như bề dưới, khi mạnh khỏe cũng như
bệnh tật và như vậy, chính lúc ấy chúng ta mới có đức tin (Rm 10,16), mà đức
tin đem lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Vì thế, Chúa
Giêsu mới nói: “phúc thay kẻ
biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lc
11,28).
Cho nên, sự vâng lời của
người tu sĩ hôm nay thứ nhất là sự từ bỏ, hủy mình ra không, để phục vụ Chúa và
anh chị em. Cho nên, Thánh nữ Têrêxa
Avila dù là con của nhà quý tộc nhưng Thánh nữ đã sớm
nhận ra Lời Chúa trong cuộc sống. Vào năm 20 tuổi, ngài đã can đảm vượt qua
được những trở ngại lớn (sự ngăn cản của cha mẹ, những cám dỗ mê hoặc của vật
chất trong một môi trường giàu sang, quyền quý), sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi sự
để gia nhập Dòng kín Camêlô. Khao
khát sống theo Tin Mừng, và nhận thấy sự lỏng lẻo về kỷ luật tu trì trong tu
viện của mình cũng như trong các tu viện khác của Dòng Camêlô, Mẹ Têrêxa Avila
đã quyết định hiến mình cho việc cải cách Dòng từ một Dòng có kỷ luật lỏng lẻo,
hời hợt, vật chất bên ngoài, nay trở thành một Dòng nghiêm ngặt đúng tinh thần
Phúc âm. Điều đáng chú ý ở đây là Thánh
Têrêxa Avila đã đến với Chúa bằng tất cả con người mình. Dù đạt tới độ kết hợp
với Chúa một cách phi thường, Thánh nữ vẫn luôn luôn là một nữ tu dung dị và
phục vụ Chúa và chị em một cách chân tình.
Thứ hai, sự vâng lời vì sứ vụ tông đồ cho nên người tu
sĩ phải đặt vâng lời làm trọng tâm cho sứ vụ tông đồ vì đó là yếu tố trung tâm của
các Dòng Tu hiến dâng cho sứ vụ tông đồ. Trong Hiến Chương Bảy của Hội dòng Mến Thánh Giá, phần Quy
tắc, điều 71 xác định : “Chị em tìm hiểu đời sống văn hoá xã hội địa phương và
ý nghĩa các dấu chỉ thời đại, lượng định tất cả dưới ánh sáng Phúc Âm và giáo
huấn của Giáo hội để dấn thân cách sáng suốt và can đảm cho công cuộc loan báo
Tin mừng. Cho nên, người nữ tu Mến Thánh
Giá xác tín rằng Chúa Kitô đã làm tông đồ cho tình yêu cứu độ của Chúa Cha và
góp phần vào công cuộc ấy bằng cái chết tự nguyện trên thập giá. Chúa Kitô cũng
đã sai các môn đệ của mình ra đi làm tông đồ. Noi gương Chúa Kitô, người nữ tu
Mến Thánh Giá không còn sống cho chính mình, mà chỉ sống vâng lời cho Đấng đã
chết và sống lại vì mình, tự nguyện đặt mình dưới sự thôi thúc của tình yêu
Chúa Kitô, lệ thuộc hoàn toàn vào Người, và chỉ sống vâng lời giáo huấn, gương
sáng và sự sống của Người”.
b.
Khó nghèo
Ta có thể hiểu
được ý nghĩa của đức khó nghèo từ cuộc sống tận hiến của chính Chúa Giêsu. Chúa
Giêsu Kitô đã mặc lấy hình hài một con người, sống trong một gia đình nghèo của
con người ở Nazareth như bất cứ ai khác. Ngài đã onghèo khó của Ngài được mô tả
qua 4 hoàn cảnh dựa theo ký tự D: sinh ngoài đồng, ở ngoài đường, ăn đon đả và
chết ngoài đồi để yêu con người. Tình yêu của Ngài đặt trên sự nghèo khó. Người
đời họ yêu nhau đặt trên 4 yếu tố dựa theo 4 ký tự D: đẹp, đôla, di động và
dream. Còn tu sĩ hôm nay yêu Chúa yêu người đặt trên nền tảng nào? Nghèo cho
người nghèo hay giàu cho người giàu? Chỉ có tình yêu đặt trên nền tảng tình yêu
của Chúa Giêsu mới chân thật, bền đỗ, trung thành với Chúa và sứ vụ Ngài giao
phó cho chúng ta.
Cho
nên, khi Chúa Giêsu sai chúng ta đi làm sứ vụ, Chúa nói: “Anh em hãy ra đi.
Này Thầy sai các con đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi
tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào,
trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này!" (Lc 10,3) Tại sao? Chúa muốn chúng ta nghèo trong sứ vụ vì chưng Ngài sợ tiền bạc, giàu có sẽ làm
chúng ta bỏ Chúa bỏ tha nhân như người thanh niên giàu có trong Tin Mừng (Mt
19,16-22). Vì vậy, sau ngày đắc cử, Đức giáo hoàng Phanxicô không đến ở trong dinh thự các giáo hoàng nhưng lưu lại tại
căn phòng trong Nhà Trọ Thánh Marta để ở gần các cộng sự viên của mình. Ngài
quan tâm tới những người “nghèo nhất, yếu đuối nhất, ít quan trọng nhất”. Ngài
luôn kêu gọi các tu sĩ đến với những người sống bên lề xã hội. Người ta nhận ra
Đức Phanxicô, sau ba tháng trên ngôi vị giáo hoàng, muốn xây dựng một “Giáo hội
nghèo, cho người nghèo” đúng như lý tưởng sống của vị thánh mà ngài đã chọn làm
danh hiệu Giáo hoàng của mình.
Xin nhắc lại
linh Đạo của Dòng Mến Thánh giá chúng ta là sống
tinh thần khổ chế Mến Thánh Giá không chỉ nhắm đến việc chế ngự thân xác, nhưng
còn gắn liền với nhân đức thờ phượng. Theo Đức Cha Lambert, suy niệm và bắt
chước Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô là thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự
Thật. Hy sinh và cầu nguyện đi đôi với nhau như hai khía cạnh thiết yếu của
cùng một hành vi hiến tế của Đức Kitô. Chính Đức Giêsu tôn vinh Chúa Cha và cứu
độ loài người bằng hy sinh và cầu nguyện. Theo Đức Cha, khổ chế Mến Thánh Giá
còn có tác dụng luân lý tu đức vì “khổ chế làm cho thân xác phục tùng tinh
thần, cũng như tinh thần phục tùng Thiên Chúa nhờ cầu nguyện”.
Thực vậy, trong cuộc đời dâng hiến của người tông đồ Mến Thánh Giá, không thể không sống tinh thần khổ chế. “Đời sống người tông đồ là một cuộc chết đi liên lỉ, chết đi đối với chính mình, chết đi đối với thế gian, để chỉ sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Chúa Kitô” (Bức tâm thư số 10 của Cha Lambert).
Thực vậy, trong cuộc đời dâng hiến của người tông đồ Mến Thánh Giá, không thể không sống tinh thần khổ chế. “Đời sống người tông đồ là một cuộc chết đi liên lỉ, chết đi đối với chính mình, chết đi đối với thế gian, để chỉ sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Chúa Kitô” (Bức tâm thư số 10 của Cha Lambert).
C. Khiết Tịnh
Lời khấn độc thân khiết tịnh vừa là quà
tặng vừa là chọn lựa được thực hiện trong tự do để yêu mến Thiên Chúa trở lại
(vì Ngài đã yêu thương con người trước). Trọng tâm của mọi cuộc đời chúng ta là
lòng say mê phụng sự Thiên Chúa. Lòng say mê này nung nấu lòng nhiệt thành trong
đời sống tận hiến không phân chia và không nghỉ ngơi đối với Chúa Cha và đó là
một cuộc sống được siêu việt hóa. Vì thế, khiết Tịnh là một cam
kết trở nên say mê Chúa như Chúa Giêsu đã say mê Cha Ngài. Độc thân là một từ
chuyên môn có nghĩa là không kết hôn. Độc thân khiết tịnh bao gồm toàn thể thực
tại của con người (căn tính và giới tính, thể lý, tinh thần, trí não, ý hướng,
khát vọng, chọn lựa, v.v… Vậy, là tu sĩ, tôi có còn hám danh, chọn việc nhẹ
nhàng không ? Là tu sĩ tôi còn sống theo xác thịt, có mãi lo chăm sóc sắc
đẹp, ăn ngon, mặc đẹp, các vật dụng cá nhân phải hiện đại không ? Là tu sĩ
tôi có còn yêu người (theo cảm tình thể xác), tức người này hơn người kia trong
cộng đoàn hay hội dòng của mình không?
Vậy, giờ đây chúng
ta thưa lên với Chúa rằng Hát: Một Đời Theo Chúa.
1.
Một đời con theo Chúa chẳng ngại chi dẫu có phải dầm mưa nắng đổ. Trọn tình yêu
làm hành trang. Cuộc đời con hiến thân vì muôn vàn tội nhân. Dù bão tố thét gào
quanh con, xin cứ yên lòng bước theo Ngài. Dù thời gian phai màu hương sắc, xin
được trung thành giữ vững niềm tin.
Đk.
Bao nhiêu ơn lành Ngài đổ xuống đời con. Lấy chi báo đền tình Ngài như biển
lớn. Mai đây trên đường dài, khi lắng lo giữa trần ai, thì trọn đời con luôn đi
theo bước của Ngài.
2.
Đường về nơi cung thánh là đây chốn con tìm tựa nương tháng ngày. Nguồn tình
yêu con nung nấu thì hồn con bước gian trần mong đừng đổi thay. Dù cuộc sống có
nhiều cam go, theo Chúa con nào lắng lo gì. Này hồn con tay Ngài đưa lối, bên
Ngài yên lòng không sợ hãi chi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét