Trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

LỄ GIÁNG SINH – LỄ RẠNG ĐÔNG

SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 
THEO MẨU GƯƠNG GIA ÐÌNH THÁNH GIA
Lời Chúa: Is 62, 11-12; Tt 3, 4-7; Lc 2, 15-20

          Mỗi mùa giáng sinh về, người người nhà nhà cũng nô nức vui tươi hạnh phúc, nhưng cũng có những người bực tức, buồn bã, tuyệt vọng dù Chúa có giáng sinh tưng bừng. Cụ thể, Anh Đài Phương Trang kể rằng: “Mùa noel đó chúng ta quen bên giáo đường. Mùa noel đó anh dắt em vào tình yêu. Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh vang cầu. Nhìn nhau không nói nên câu. Vì biết nói nhau gì đâu”. (mùa Noel đó hai người bắt đầu vào yêu nhau – quá đẹp và thơ mộng). Thế rồi, “Mùa noel qua chúng ta chia tay giã từ. Hẹn nhau năm tới khi giáng sinh về muôn nơi. Mình trao cho nhau hoa hồng nhẫn cưới thiệp hồng. Dìu nhau xem lễ đêm đông. Bên nhau muôn đời em ơi. (Dự định cưới nhau mùa noel này). “Nhưng nay mùa noel đến rồi. Từng đêm anh thức nguyện cầu. Cầu cho hai đứa thương nhau. Đêm nay giáo đường vang tiếng kinh cầu. Nơi xưa, mình anh đứng, không thấy bóng em đâu. Nửa đêm tan lễ, bước anh bơ vơ trở về. Chợt nghe nước mắt rơi ướt trên bờ môi khô. Rồi noel qua như mộng ước cũng qua rồi. Gặp nhau chỉ để thương đau. Yêu nhau chi rồi xa nhau”. (tình yêu nay vỡ mộng, buồn rượi rượi).

       Cách đây hơn hai ngàn năm, Thiên Chúa xuống thế làm người để đem tình yêu đích thực và bình an dưới thế cho người thiện tâm? Ấy thế mà tại sao con người ngày hôm nay yêu nhau chi rồi xa nhau? Tại sao tình yêu vợ chồng mới hôm nao sắt son mặn thề rằng: “Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”, nhưng hôm nay nói với nhau rằng: “Tôi thề tôi chẳng yêu ai. Vì người ta cứ phụ tôi hoài. Bây giờ tôi chẳng còn tin. Trong nhân gian có kẻ chung tình. Tôi giận tôi đã ngây thơ. Đem tình yêu hiến dâng cho người hết. Nên giờ tôi chẳng còn chi. Khi người ngoảnh mặt mà đi”. Rồi Tại sao ngày nay tình cha nghĩa mẹ hôm nay không còn dành cho con cái nữa, nếu có thì tại sao: “Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi,mẹ ở đâu? Mưa rơi con lạnh quá, gió buốt từng cơn con nằm bơ vơ, nằm mơ môt mái nhà có mẹ và có cha. Tại sao sinh em trong cuộc đời mà sao không cho em tình người. Tại sao em lang thang lạc loài em nào có tội gì đâu. Tuổi thơ em không một mái nhà, tuổi thơ em không được đến trường, tuổi thơ em bơ vơ đầu đường xin từng hạt cơm rơi, xin từng hạt cơm rơi”.
      Tại sao gia đình nhân loại ngày nay mất tình nghĩa với nhau, vô cảm, bất an và bất hạnh trong khi đó đã Chúa xuống dương gian đem tình yêu và bình an đích thực cho gia đình nhân loại thiện tâm hơn hai ngàn năm nay rồi mà? Còn trong bài đọc 2 Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa biểu lộ lòng từ bi và nhân ái luôn yêu thương con người nhờ ân sủng của Đức Kitô. Tại sa lại có chuyện bất hạnh trong gia đình xảy ra? Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng: “Bởi vì trong và giữa các gia đình, sứ điệp Tin Mừng chưa được vang lên; mà cốt lõi sứ điệp này là “yêu thương tươi đẹp nhất, xuất sắc nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất”. Sứ điệp yêu thương này chưa chiếm trung tâm mọi hoạt động phúc âm hóa” trong các môi trường đặc biệt là gia đình (số 58). Rồi Chúa xuống thế đem bình an và thánh thiện đến cho mọi thành viên thiện tâm trong gia đình chúng ta nhưng tâm chúng ta không thiện đủ nên chúng ta không đón nhận Thiên Chúa trở nên người ở giữa chúng ta, một khi chúng ta không đón nhận Thiên Chúa hay có đón nhận Ngài vào cuộc sống, chúng ta lắng nghe Lời Ngài và giáo huấn của Hội Thánh nhưng chúng ta không sống Lời Ngài dạy, không thực thi những luật điều Hội Thánh dạy nên vẫn còn nhiều đôi bạn trẻ yêu nhau để rồi ghét nhau, cha mẹ yêu nhau như vẫn còn kỵ thị nhau, tỳ hiềm nhau, bỏ rơi con cái và rồi những người làm con cái không vâng lời cha mẹ, thiếu thảo kính cha mẹ và thậm chí còn bất hiếu nữa là khác, cho nên mới có chuyện mới đây ở Nghệ An, thằng con trai nghịch tử đi nhậu về, thấy mẹ không nấu cơm mà nằm trên giường ngủ, anh chửi bới rồi lao vào đấm đá, đánh chết mẹ đẻ của mình tại chỗ?
       Kính thưa cộng đoàn, sống trong cuộc đời này ai cũng khao khát có một gia đình hạnh phúc bởi một tình yêu đích thực. Tình yêu đó là yêu vợ yêu chồng, yêu cha yêu mẹ, yêu gia đình và yêu con cái. Tình yêu đó được Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta qua Con của Ngài là Chúa Giêsu hôm nay được sinh ra cho chúng ta như một phép nhiệm mầu dẫn đưa chúng ta mỗi ngày sống yêu thương, tha thứ, bao dung và hy sinh cho nhau để mỗi này tình yêu ấy được thăng hoa, bình an và hạnh phúc rạng ngời.
      Tin Mừng hôm nay kể sau khi Thiên thần báo tin cho các người chăn chiên Chúa đã giáng sinh, lập tức họ hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Như vậy, họ gặp một gia đình có cha có mẹ và có con. Vậy, cùng với các mục đồng năm xưa, giờ đây chúng ta hãy chiêm ngắm người Thứ nhất trong hang đá đó là thánh Giuse, người cha trong gia đình. Thánh Giuse là một người cha, người chồng luôn mau mắn phục vụ gia đình không quản khó nhọc, không quản ngày đêm, không tính toán hay vụ lợi. Cụ thể, Tin Mừng kể "Đang đêm, sứ thần hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ và bảo: "hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai-cập", thì thánh Giuse tức tốc thi hành (Mt 2,13-14). Rồi sau khi đã an cư lạc nghiệp bên Ai-cập, sứ thần của Chúa lại báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en", thánh Giuse mau mắn thi hành không do dự (Mt 2,19 -21). Và Thánh Giuse là người cha lao động cần cù để nuôi dưỡng mọi thành viên trong gia đình ngày một hoàn thiện. Tóm lại, Thánh Giuse quả là người cha có tình và có nghĩa với con, tình đó là: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn. Suốt đời vì con gian nan. Ân tình đậm sâu bao nhiêu. Cha hỡi cha già dấu yêu. Và con nhớ mãi những ngày tháng qua. Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng. Nhớ hoài tuổi thơ bên cha. Gian khổ ngày đêm chăm lo. Mong muốn con được lớn khôn. Còn nhớ những ngày ấy. Những đêm trường giá lạnh. Và cha nằm ôm con. Sưởi ấm những canh dài. Nhẹ nhàng hôn con và cha khẽ nói. Này con yêu ơi con hãy nhớ. Hãy nhớ lời cha sống cho nên người và con ơi chớ bao giờ dối gian”.
     Người thứ hai quỳ trong hang đá là Mẹ Maria, một người Mẹ tuyệt vời. Một người Mẹ trổi vượt về khiêm nhường. Cho dù được sứ thần Gabrien gọi là "Đấng đầy ơn phúc" (Lc 1, 28), được bà Ê-li-sa-bét ca ngợi là người có phúc hơn mọi người nữ; (Lc 1, 42) nhưng Mẹ vẫn nhận mình chỉ là "nữ tì hèn mọn" (Lc 1, 48). Mẹ Maria, một Người Mẹ, người vợ đầy lòng yêu thương và phục vụ mọi người từ trong gia đình ra xã hội. Cụ thể, khi vừa hay tin người chị họ cao niên được Chúa cho cưu mang con trai trong tuổi già, Mẹ đến nhà bà Ê-li-sa-bét để chúc mừng và ở lại phục vụ người chị họ cao niên trong thời gian thai nghén và sinh nở ròng rã ba tháng trời. Rồi, Mẹ Maria dự tiệc cưới tại Ca-na, dù không phải là người nhà, Mẹ là người đầu tiên phát hiện tiệc cưới thiếu rượu và xin Chúa Giêsu con Mẹ, làm phép hóa nước thành rượu (Ga 2,3). Mẹ Maria là người mẹ rất mực hiền lành, nên dù phải nôn nao, lo lắng, cực lòng tìm con suốt ba ngày ròng, khi gặp được con, Mẹ vẫn giữ được sự dịu dàng hiếm có: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!". Rồi suốt 33 năm lặng lội gieo neo nuôi con trẻ Giêsu lớn khôn, theo con khi con mình đi rảo giảng, con bị bắt, chết táng xác và sống lại. Cho nên, nhân lễ kính Đức Mẹ Guadalupe, bổn mạng của Mỹ châu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng: ”Phúc cho chúng ta là những người đã tin, và học hỏi nơi niềm tin mạnh mẽ với tinh thần phục vụ vốn đã và đang là đặc tính của Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta. Nơi nào có Đức Mẹ, thì luôn có sự hiện diện và hương vị gia đình. Nơi nào có Đức Mẹ, thì các anh chị em tuy có thể cãi lộn, tranh luận với nhau, nhưng cảm thức hiệp nhất luôn trổi vượt”.
  Thành viên cuối cùng trong gia đình thánh gia là Chúa Giêsu. Dù là Thiên Chúa Ngôi hai, Chúa Giêsu đã trở thành một người con hết lòng yêu thương và phục vụ cha mẹ trần thế. Trong ba mươi ba năm ngắn ngủi sống thân phận con người, Ngài đã bỏ ra đến ba mươi năm, tức 9/10 cuộc đời, để cùng với Mẹ Maria và thánh Giuse xây dựng gia đình Nadarét. Ngài đã đổ mồ hôi với công việc lao nhọc hằng ngày để nuôi dưỡng phục vụ Đức Mẹ và thánh Giuse cho đến tuổi ba mươi mới lên đường thi hành sứ mạng. Rồi dù là Thiên Chúa quyền năng, nhưng Chúa Giêsu luôn tỏ ra là một người con hiếu thảo với cha mẹ trần gian. Cụ thể, Thánh Luca tóm tắt cuộc sống tại gia của Ngài: "Người hằng vâng phục cha mẹ... ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta" (Lc 2, 51-52). Cho nên, Lời Chúa trong Sách Huấn Ca dạy: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, để nhờ người mà con được chúc phúc” (Hc 3,3-8). Còn Chúa Giêsu dạy: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
       Trong Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, ĐGH Phanxico đã nói rằng: “Cuộc nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa trong một gia đình nhân loại, gia đình Nazareth, bằng tính mới mẻ của nó, đã chạm tới lịch sử thế giới. Bởi vì, Giao ước tình yêu và lòng trung thành trong hôn nhân được Thánh Gia tại Nazaret thực hiện soi sáng nguyên tắc định hình cho mọi gia đình của chúng ta; nơi gia đình Nazareth, chúng ta hiểu cách sống trong gia đình, hiểu về sự hiệp thông trong tình yêu, hiểu về tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình; làm cho chúng ta thấy gia đình là một trường học ngọt ngào và không thể thay thế; dạy cho chúng ta biết thế nào là chức năng tự nhiên của gia đình đối với trật tự xã hội” (số 66).
     Để hưởng ứng lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Thư Chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016-2017, Các Đức giám Mục đề nghị chương trình mục vụ cho năm nay là chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân gia đình biết được giá trị ơn gọi và sứ mạng của gia đình Kitô giáo. Gia đình Kitô hữu là những người cộng tác của ơn thánh và chứng tá đức tin để làm sáng danh Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Thiên Chúa kêu gọi vợ chồng con cái hãy trao ban văn minh tình thương và sự sống, đặc biệt là yêu thương chăm sóc lẫn nhau, hướng dẫn và khuyến khích lẫn nhau cho dẫu gia đình có ở giữa đời sóng gió trong th thách quay cung nhưng mọi thành viên trong gia đình vn mt nim tin yêu thiết tha nhờ mỗi người biết sng hy sinh, tha thứ, cảm thông, yêu thương, phục vụ nhờ biết vâng li Chúa dạy để cùng dựng xây gia đình hạnh phúc.
Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần. Ngài đã đến từng gia đình chúng ta hầu để chia sẻ thân phận làm người với chúng ta. Ngài hiện diện trong từng thành viên nơi gia đình nhân loại hầu làm cho mỗi người lớn lên trong ân sủng và tình yêu cứu độ đồng thời biết loan báo niềm vui ơn cứu độ này cho mọi người. Ước gì qua Lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi người trong gia đình nhân loại, gia đình giáo xứ và gia đình chúng ta biết xây dựng gia đình theo mẫu gương gia đình Thánh gia. Cụ thể là chồng phải yêu thương và phục vụ vợ con như thánh Giuse; người vợ phải yêu thương và săn sóc chồng như Mẹ Maria; cha mẹ phải yêu mến và chăm lo cho con cái như thánh Giuse và Mẹ Maria; và con cái trong gia đình phải hiếu kính mẹ cha, biết thờ cha kính mẹ, phụng dưỡng cha mẹ như Chúa Giêsu đã làm đối với Đức Mẹ và thánh Giuse. Vì chưng, Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: "Thiên Chúa đã tự đồng hoá với người cha, người mẹ, người con trong gia đình... Những gì mà các thành viên trong gia đình làm cho nhau là làm cho chính Chúa". Trong niềm tin tưởng đó, chúng ta cùng nhau tuyên xưng Đức Tin…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét