Thưa cha, thế nào là “bị treo chén” và
“bị rút năng quyền” của một linh mục?
Lm Phanxicô
Xaviê Ngô Tôn Huấn trả lời:
Mọi linh mục
giáo phận (diocesan priests)- ay còn gọi là linh mục triều, sau khi được
chịu chức, thường được giám mục của mình trao cho một thư bổ nhiệm (letter of appointment)
hay còn gọi là “bài sai” trong đó có liệt kê những năng quyền (priestly
faculties) được làm như:
- Cử
hành Thánh lễ Tạ ơn (Eucharist)
- Cử
hành các bí tích rửa tội, thêm sức, hòa giải, sức dầu bệnh nhân và chứng hôn.
- Giảng
dạy giáo lý và Tin Mừng (Gospels).
Như vậy,
nếu không có thư bổ nhiệm trên, thì linh mục không thể công khai (publictly)
cử hành các bí tích trên, dù mình có chức linh mục. Lại nữa, khi linh mục đang có
năng quyền ở một giáo phận, đến chơi và lưu trú hơn một tuần lễ ở lãnh
thổ thuộc giáo phận khác, thì cũng buộc phải xin năng quyền của Bản quyền địa
phương, nếu muốn thi hành sứ vụ linh mục như làm lễ cho bổn
đạo, giải tội, xức dầu.v.v. Nghĩa là không phải cứ là linh mục thì đi đâu
cũng đương nhiên được thì hành các tác vụ linh mục, dù mình có chức linh mục
thực thụ, trừ trường hợp khẩn cấp nguy tử thì linh mục nào cũng được phép
giải tội hay xức dầu cho bệnh nhân (x giáo luật 987, triệt 2).
Khi một linh
mục phạm lỗi gì, khiến Giám mục của mình tạm rút hay rút vĩnh viễn năng quyền (thí
dụ linh mục có tội về sách nhiễu tình dục trẻ em), thì linh mục tạm
thời hay vĩnh viễn không được thi hành mọi tác vụ linh mục ở bất cứ
nơi nào trong hay ngoài giáo hội địa phương (giáo phận). Tuy nhiên,
trong trường hợp khẩn cấp, nguy tử, thì dù bị rút hết năng quyền, linh mục vẫn
được phép giải tội và xức dầu bệnh nhân như nói ở trên..
Giáo dân Viêt Nam vẫn quen nghe
nói linh mục bị “treo chén” nhưng đúng hơn phải nói theo giáo luật là
“bị rút năng quyền.”
Treo chén hay rút năng quyền (suspension of faculties)
hay nói theo giáo luật là bị vạ huyền chức = suspension of faculties (giáo
luật số 1333) đều có nghĩa là linh mục tạm thời hay vinh viễn
không được thi hành tác vụ linh mục (priestly ministries) như giảng
dạy, làm lễ, rửa tội, thêm sức, giải tội, xức dầu bệnh nhân và chứng hôn công
khai ở đâu, trừ trường hợp khẳn cấp nguy tử của bệnh nhân thì linh muc
vẫn phải làm nhiệm vụ, dù đang bị “rút năng quyền”.
Riêng các linh mục Dòng, nếu muốn thi hành tác vụ linh
mục trong phạm vi một giáo phận thì, ngoài năng quyền do Bề
Trên Dòng trao cho, cũng phải xin năng quyền nơi Bản quyền địa phương (giáo
phận) nếu muốn làm mục vụ ở địa phương đó, theo đề nghị của
Bề Trên Dòng liên hệ. Khi năng quyền này bị rút thì cũng không được
phép thi hành năng quyền nơi cấp phát nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét