Trang

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

TUẦN XIV




     Thưa Cha, trong vườn Địa đàng Thiên Chúa đã tạo dựng nên Adong và Eva đó có phải là Bí tích Hôn phối không? Trong 7 Bí tích Chúa Giêsu đã lập, con chưa biết Chúa Giêsu đã lập Bí tích Hôn phối lúc nào? Con thiết nghĩ khi Isaac về quê lấy vợ là chính lúc Chúa Giêsu lập Bí tích Hôn phối cho trần gian có phải vậy không?

          Những sai lầm!
Thứ nhất, con nên nhớ rằng đọc toàn bộ cuốn Sách Thánh từ sách Sáng Thế cho đến Sách Khải Huyền,chúng ta không tìm thấy hai chữ “BÍ TÍCH”. Rồi thời Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy nói Giáo Hội cử hành nhiều nghi thức, chứ không nói cử hành Bí Tích.  Đến thế kỷ XII, nhà thần học Pierre Lombard gọi các cử hành ấy là các Bí Tích và đã phân định được Bảy Bí Tích theo đúng nghĩa ấy cho đến bây giờ. Thứ hai, con đừng lẫn lộn giữa Thiên Chúa (Ba Ngôi) và Chúa Giêsu (Ngôi thứ hai xuống thế làm người). Chúa Giêsu làm người thời Tân Ước, còn Isaác ở trong Cựu Ước mà!!!
  Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 1602-1605 và 1612-1614 dạy rằng Kinh Thánh mở đầu với việc Thiên Chúa tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh và giống như Người (x. St 1,26-27) và kết thúc với viễn ảnh về “đám cưới Con Chiên” (x. Kh 19,7.9). Từ đầu đến cuối, Kinh Thánh nói về hôn nhân và “mầu nhiệm” hôn nhân, về việc thiết lập và ý nghĩa mà Thiên Chúa đã ban cho nó, về nguồn gốc và mục đích của hôn nhân, về những biến chuyển qua dòng lịch sử cứu độ, về những khó khăn do tội và việc canh tân trong Chúa (1Cr 7,39), trong Giao Ước Mới giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh (x. Ep 5,31-32). Còn số 1603 dạy “Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng... chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân”.

Vì Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ, nên ơn gọi hôn nhân được ghi khắc ngay trong bản tính của họ. Hôn nhân không phải là một định chế thuần túy nhân loại, mặc dầu qua bao nhiêu biến đổi trải dài qua các thời đại, trong các nền văn hoá, cơ cấu xã hội và thái độ tâm linh khác nhau. Những sự khác biệt này không được làm chúng ta quên đi những nét chung và thường tồn. Mặc dù phẩm giá của định chế ấy không phải ở đâu cũng sáng tỏ như nhau (x. GS 47, 2), trong tất cả các nền văn hoá, có một ý nghĩa chắc chắn về sự cao quý của hôn nhân. “Vì sự lành mạnh của con người cũng như của xã hội nhân loại và Ki-tô giáo liên kết chặt chẽ với tình trạng tốt đẹp của cộng đoàn hôn nhân và gia đình” (GS 47,1). Vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người và mời gọi con người đi vào tình thương, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của con người. Con người được dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa (x. St 1,27) là Tình Yêu (x. 1Ga 4,8.16). Vì Chúa đã dựng nên người nam và người nữ, nên tình yêu hỗ tương giữa họ trở thành hình ảnh của tình yêu tuyệt đối và bền vững mà Thiên Chúa dành cho con người. Dưới mắt Đấng Tạo Hóa thì tình yêu này tốt, rất tốt (x. St 1,31). Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu hôn nhân để nó được trở nên sung mãn và thể hiện trong việc bảo tồn công trình sáng tạo: “Thiên Chúa chúc phúc cho họ, Người phán : hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” (St 1,28). Thánh Kinh khẳng định người nam người nữ được tạo dựng cho nhau: “Con người ở một mình thì không tốt”. Người nữ là “xương thịt bởi xương thịtngười nam, ngang hàng và gần gũi với người nam. Thiên Chúa đã ban người nữ cho người nam như một “trợ tá”, như “chính Chúa đến trợ giúp người nam” (x. Tv 121,2). “Vì thế, người nam lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (x. St 2,24). Sự hợp nhất bền vững giữa hai người nam nữ được Đức Ki-tô nói rõ khi nhắc lại ý định “từ nguyên thủy” của Đấng Sáng Tạo.
Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6). Vì vậy, Giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ít-ra-en theo hình ảnh hôn nhân, chuẩn bị một giao ước mới vĩnh cửu. Trong giao ước này, Con Thiên Chúa khi nhập thể và hiến mạng mình đã liên kết với toàn nhân loại được Người cứu chuộc (x. GS 22). Qua đó, Người chuẩn bị cho tiệc cưới của Con Chiên ( Kh 19,7.9). Khởi đầu đời sống công khai, Đức Ki-tô thực hiện dấu chỉ đầu tiên trong lễ cưới, theo lời yêu cầu của Mẹ Ma-ri-a (x. Ga 2,1-11). Hội Thánh coi việc Đức Ki-tô hiện diện trong tiệc cưới Ca-na có một tầm quan trọng đặc biệt. Hội Thánh nhìn sự kiện này như Lời Chúa xác nhận hôn nhân là việc tốt và công bố hôn nhân từ đây là dấu chỉ hữu hiệu về sự hiện diện của Đức Ki-tô (tức là Chúa Giêsu lập cử hành Hôn Phối từ đây, sau này gọi là Bí Tích Hôn Phối). Trong khi rao giảng, Đức Ki-tô cho thấy rõ ràng ý nghĩa nguyên thủy của việc phối hợp giữa người nam và người nữ như thuở ban đầu Đấng Sáng Tạo đã muốn. Việc Mô-sê cho phép bỏ vợ là một nhượng bộ trước lòng chai dạ đá của người nam (Mt 19,8). Đúng ra, sự phối hợp hôn nhân là bất khả phân ly: chính Thiên Chúa đã quyết định như vậy : “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét